15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4 (Kết nối tri thức) có đáp án: Quang hợp ở thực vật

3.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Quang hợp ở thực vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

 Câu 1: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

A. Quang phân li nước.

B. Chu trình Calvin.

C. Pha sáng.

D. Giai đoạn hấp thụ ánh sáng.

Đáp án đúng là: B

Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là chu trình Calvin.

Câu 2: Nhóm thực vật C4 được phân bố chủ yếu ở

A. khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B. vùng sa mạc.

C. vùng ôn đới và cận nhiệt đới.

D. vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đáp án đúng là: D

Nhóm thực vật C4 được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Câu 3: Phát biểu nào sai khi nói về con đường cố định CO2 ở thực vật C4?

A.Chất nhận CO2 đầu tiên trong tế bào mô giậu là phosphoenol pyruvate.

B. Diễn ra ở hai loại tế bào là tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch.

C. Sản phẩm cuối cùng được tạo thành là hợp chất 4C.

D. Tế bào bao bó mạch là nơi diễn ra chu trình Canvin.

Đáp án đúng là: C

Sản phẩm đầu tiên được tạo thành là hợp chất 4C (oxaloacetic acid – OAA).

Câu 4: Thực vật CAM hạn chế sự thoát hơi nước bằng cách

A. đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm.

B. mở khí khổng vào ban ngày và đóng vào ban đêm.

C. mở khí khổng cả ngày và đêm.

D. đóng khí khổng cả ngày và đêm.

Đáp án đúng là: A

Thực vật CAM hạn chế sự thoát hơi nước bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để CO2 khuếch tán vào bên trong tế bào thịt lá.

Câu 5: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là

A. ánh sáng, chất khoáng và khí O2.

B. ánh sáng, khí CO2 và nhiệt độ.

C. ánh sáng, khí O2 và độ pH.

D. Khí O2, độ pH và nhiệt độ.

Đáp án đúng là: B

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật làánh sáng, khí CO2 và nhiệt độ.

Câu 6: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là

A. diệp lục và carotenoid.

B. carotenoid và xanthophyll.

C. diệp lục và xanthophyll.

D. xanthophyll và carotene.

Đáp án đúng là: A

Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm hai nhóm chính là diệp lục (chlorophyll) và carotenoid.

Câu 7: Đâu không phải là vai trò của quang hợp?

A. Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược.

B. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

C. Cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.

D. Cung cấp nguồn chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết sinh vật.

Đáp án đúng là: B

Vai trò của quang hợp:

- Cung cấp nguồn chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết sinh vật.

- Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, y dược.

- Cung cấp nguồn năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới.

- Khí O2 được tạo ra trong quang hợp có ý nghĩa quan trọng đối với sự cân bằng O2/CO2 trong khí quyển.

→ A, C, D đúng.

Câu 8: Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào của pha sáng?

A. O2, NADPH, ATP.

B. NADPH, O2.

C. ATP, NADPH.

D. O2, ATP.

Đáp án đúng là: C

Pha tối diễn ra nhờ nguồn năng lượng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.

Câu 9: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Diễn ra ở màng thylakoid.

B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.

C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.

D. Giải phóng O2 trong quá trình phân li nước.

Đáp án đúng là: C

Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2 → B sai, C đúng.

A – Sai. Pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp.

D – Sai. Giải phóng O2 trong quá trình phân li nước diễn ra trong pha sáng của quang hợp.

Câu 10: Hợp chất đầu tiên được tạo thành trong chu trình Calvin là

A. ribulose 1,5 biphosphate.

B. pyruvate.

C. oxaloacetic acid.

D. 3 – Phosphoglyceric acid.

Đáp án đúng là: D

Hợp chất đầu tiên được tạo thành trong chu trình Calvin là3 – Phosphoglyceric acid (3 - PGA).

Câu 11: Chu trình Calvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm thực vật nào sau đây?

A. Chỉ ở nhóm thực vật C3.

B. Chỉ ở nhóm thực vật C4.

C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.

D. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

Đáp án đúng là: D

Chu trình Calvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

Câu 12: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp?

A. Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp.

B. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng nên gián tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng CO2 trong tế bào.

C. Hiệu quả quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt cực đại ở điểm bù ánh sáng.

D. Vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng và có thể bị giảm.

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Hiệu quả quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

Câu 13: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây nhằm nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp?

A. Bón phân hợp lí.

B. Cung cấp nước đầy đủ cho cây.

C. Gieo trồng đúng thời vụ.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Đáp án đúng là: D

Muốn nâng cao năng suất cây trồng cần tăng diện tích bộ lá, tăng cường độ và hiệu quả quang hợp thông qua một số biện pháp kĩ thuật: Bón phân hợp lí, cung cấp nước đầy đủ, gieo trồng đúng thời vụ.

Câu 14: Tại sao các cây xương rồng, thuốc bỏng,… thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các cây thuộc nhóm thực vật C3, C4?

A. Do cường độ quang hợp và năng suất sinh học thấp.

B. Do cường độ quang hợp và năng suất sinh học cao.

C. Do chúng chỉ có lục lạp ở tế bào mô giậu.

D. Do nhu cầu nước của chúng cao.

Đáp án đúng là: A

Các cây xương rồng, thuốc bỏng,… thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các cây thuộc nhóm thực vật C3, C4 vì chúng sống trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao, khô hạn, chúng không mở khí khổng vào ban ngày mà chỉ mở vào ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống, CO2 chỉ xâm nhập vào lá vào ban đêm. Do đó cường độ quang hợp thấp, năng suất sinh học thấp và sinh trưởng chậm hơn các loài thực vật khác.

Câu 15: Vì sao một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp bình thường?

A. Vì lá của chúng vẫn chứa chất diệp lục.

B. Vì lá của chúng không chứa chất diệp lục.

C. Vì các sắc tố đỏ có khả năng hấp thụ ánh sáng mạnh.

D. Vì các sắc tố màu đỏ có chứa diệp lục a.

Đáp án đúng là: A

Một số loài thực vật có lá màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp bình thường vì lá lá của chúng vẫn chứa chất diệp lục.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

1. Quang hợp là gì?

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạo hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước thành các hợp chất hữu cơ C6H12O6 đồng thời giải phóng O2.

 (ảnh 1) 

2. Vai trò của quang hợp là gì?

  • Cung cấp nguồn chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của hầu hết các sinh vật trên Trái Đất
  • Cung cấp nguồn chất hữu cơ là nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng, ý dược.
  • Cung cấp năng lượng lớn duy trì hoạt động của sinh giới
  • Cân bằng O2/CO2 trong khí quyển

3. Có mấy nhóm sắc tố quang hợp?

  • Diệp lục: tạo màu xanh, là nhóm sắc tố có vai trò quan trọng nhất trong quang hợp.
  • Carotenoid: tạo màu vàng, cam, đỏ, gồm 2 loại là xanthophyll và carotene

4. Hệ sắc tố có vai trò gì?

Phân tử sắc tố hấp thụ photon ánh sáng và chuyển thành trạng thái có electron bị kích động. Năng lượng đã bị hấp thụ được truyền cộng hưởng đến phân tử sắc tố khác rồi đến phân tử diệp lục a → biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.

 (ảnh 2) 

5. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra như thế nào?

Quang hợp diễn ra tại lục lạp theo hai pha: pha sáng (màng thylakoid) và pha tối (chất nên lục lạp).

  (ảnh 3)

Pha sáng:

  • Diệp lục hấp thụ ánh sáng và chuyển thành trạng thái kích động electron làm cho 1 số e của diệp lục bật ra khỏi quỹ đạo.
  • Dưới tác dụng của ánh sáng nước phân li, giải phóng O2, e và H+ theo sơ đồ:

 2H2O → 4H+ + 4e + O2

  • Electron sinh ra bù với e của diệp lục a đã bị mất. H+ tham gia tổng hợp ATP, khử NADP+ thành NADPH
  • Như vậy sản phẩm gồm: O2, ATP, NADPH

Pha tối: sử dụng ATP và NADPH do pha sáng cung cấp

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C3:

  (ảnh 4)

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật C4:

 (ảnh 5) 

  • Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM

 (ảnh 6) 

Thực vật C4 và CAM thích nghi trong điều kiện bất lợi như thế nào?

C4 và CAM có thêm chu trình sơ bộ cố định CO2, đảm bảo nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp.

6. Các sản phẩm quang hợp có vai trò gì?

 (ảnh 7) 

7. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp là gì?

  • Ánh sáng
  • Khí CO2
  • Nhiệt độ

8. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng là gì?

Quang hợp là nhân tố chủ yếu quyết định năng suất cây trồng; 5-10% còn lại là do dinh dưỡng khoáng quyết định.

9. Một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp là gì?

  • Biện pháp kĩ thuật nông học: cung cấp đủ nước, gieo trồng đúng thời vụ,
  • Công nghệ nâng cao năng suất cây trồng: sử dụng đèn LED

 (ảnh 8)

 

Sơ đồ tư duy Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Đánh giá

0

0 đánh giá