Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 92 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Thực hành tiếng Việt trang 92
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhắc lại được định nghĩa của lỗi về thành phần câu và cách sửa.
- Sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.
- Viết được đoạn văn có sử dụng cách sửa lỗi về thành phần câu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực giải thích nghĩa của từ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS
SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(1) GV chia nhóm (mỗi dãy bàn là 1 nhóm) với yêu cầu sau: Mỗi HS trong dãy sẽ viết ra giấy note 1 từ/ cụm từ với:
+ Nhóm 1: Tên người hoặc con vật
+ Nhóm 2: Từ chỉ hoạt động
+ Nhóm 3: Tên đồ vật
+ Nhóm 4: Từ chỉ nơi chốn/ thời gian
(2) Xác định những câu có nghĩa. Xác định những thành phần có trong câu
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
(1) HS viết từ theo đúng dãy của mình, có thể tham khảo các từ của các bạn trong nhóm để tránh trùng từ.
(2) HS xác định câu và thành phần câu
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu mỗi dãy từng HS đính phần chuẩn bị của mình lên bảng ngẫu nhiên.
*Bước 4: Kết luận, nhận định
(1) GV mời HS đọc các từ được ghép lại. Đánh giá mức độ hợp lí của từng câu.
(2) Chỉ ra từng thành phần có trong câu.
* Đáp án tham khảo:
Bạn Hoa |
Đã làm |
Bánh |
Vào hôm qua |
|
Con mèo |
Đang đi |
Tờ giấy |
Dưới nước |
x |
Trong siêu thị |
Chú Toại |
Đã mua |
Chiếc máy bay đồ chơi |
- Các thành phần có trong câu:
+ Chủ ngữ
+ Vị ngữ
+ Trạng từ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Nhắc lại được định nghĩa của lỗi về thành phần câu và cách sửa.
- Sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.
- Viết được đoạn văn có sử dụng cách sửa lỗi về thành phần câu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên cho HS thực hiện nhắc lại phần tri thức ngữ văn + Trình bày khái niệm lỗi về thành phần câu và cách sửa. + Trình bày một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa. - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung * Lỗi về thành phần câu và cách sửa - Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ... - Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa: • Thiếu thành phần câu – Thiếu thành phần chủ ngữ Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường. Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ. – Thiếu thành phần vị ngữ Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. Cách sửa: thêm thành phần vị ngữ cho câu. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích mạnh mẽ sức sáng tạo của thế hệ trẻ. – Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân. Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa ở nơi này. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 92.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 92
Giáo án Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc