Giáo án Công nghệ 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024): Gia công cơ khí

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Công nghệ 8 Bài 5: Gia công cơ khí sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Công nghệ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Công nghệ 8 Bài 5: Gia công cơ khí

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.

- Thực hiện một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

- Giao tiếp công nghệ: Biết sử dụng một số thuật ngữ về gia công cơ khí.

- Đánh giá công nghệ: Đánh giá, nhận xét các bước trong quy trình gia công cơ khí bằng tay.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến gia công cơ khí, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra liên quan đến gia công cơ khí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức về gia công cơ khí đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. Có ý thức trách nhiệm thực hiện an toàn lao động trong khi thực hiện gia công cơ khí bằng tay.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về gia công cơ khí

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi

Muốn chế tạo bộ bàn ghế như Hình 5.1, ta phải sử dụng những phương pháp gia công nào? Quy trình thực hiện như thế nào?

Giáo án Công nghệ 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2023): Gia công cơ khí   (ảnh 1)

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

- Cưa và đục là phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công lớn.

+ Phương pháp cưa được thực hiện theo quy trình:

1. Lắp lưỡi cưa vào khung cưa;

2. Lấy dấu trên vật cần cưa;

3. Kẹp vật cần cưa lên ê tô;

4. Cưa theo vạch dấu.

+ Phương pháp đục được thực hiện theo quy trình:

1. Kẹp vật cần đục vào ê tô ;

2. Neo đục vào vật;

3. Đục theo vị trí đã xác định.

- Dũa là phương pháp gia công phổ biến trong sửa chữa và chế tạo sản phẩm cơ khí.

Phương pháp dũa được thực hiện theo quy trình:

1. Kẹp vật cần dũa vào ê tô;

2. Dũa phá;

3. Dũa hoàn thiện.

d. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi

trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Có những phương pháp gia công cơ khí nào? Để thực hiện các phương pháp gia công cơ khí thì cần theo quy trình nào? Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm đo và vạch dấu

a.Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm đo và vạch dấu

c. Sản phẩm: Khái niệm đo và vạch dấu

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi

1.Nêu khái niệm đo và vạch dấu
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đo và vạch dấu là việc thể hiện hình dạng và kích thước thực tế của sản phẩm lên vật liệu cần gia công.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

1.Đo và vạch dấu

1.1. Khái niệm.

Đo và vạch dấu là việc thể hiện hình dạng và kích thước thực tế của sản phẩm lên vật liệu cần gia công.

 

Hoạt động 2.2Tìm hiểu dụng cụ đo và vạch dấu

a.Mục tiêu: Trình bày được một số dụng cụ đo và vạch dấu

b. Nội dung: Dụng cụ đo và vạch dấu

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm câu trả lời phiếu học tập.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra PHT số 1

PHIẾU HỌC TẬP 1

1.Làm thế nào để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá?
2. Hình 5.3 cho thấy thước cặp có thể dùng để đo những loại kích thước nào của sản phẩm?

Giáo án Công nghệ 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2023): Gia công cơ khí   (ảnh 1)
3.Khi đo lỗ tròn, làm thế nào để bào đảm khoảng cách đo được chính là đường kính cần đo?

4. Thước đo góc ở Hình 5.4 có điểm gì khác với thước đo góc thường sử dụng vẽ trên giấy?

5. Nêu cấu tạo dụng cụ vạch dấu.

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm và hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 3 phút

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi trong PHT sô 1

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

PHIẾU HỌC TẬP 1

1.Sử dụng thước cuộn để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá.

2. Thước cặp dùng để đo các kích thước có độ chính xác cao, thường dùng để độ dày, đường kính, đo chiều sâu của lỗ.

3. Đo bằng thước cặp với thao tác đúng.

4.Độ bền sản phẩm cao, vật liệu cao cấp. Vạch chia và thang đo rõ nét, có vít vặn lớn để cố định vị trí cho kết quả đo nhanh và chính xác.

5. Dụng cụ vạch dấu gồm mũi vạch và chấm dấu.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

GV yêu cầu HS đọc thông tin bổ sung(SGK-T34, 35)

1-2 HS đọc. HS khác nghe và ghi nhớ.

2.Dụng cụ đo và vạch dấu

a. Dụng cụ đo chiều dài

- Thước là và thước cuộn là hai dụng cụ để đo và vạch dấu

- Thước lá có thể chế tạo với độ dài từ 150-1000mm.

- Thước cuộn có các loại độ dài 3,0m; 5,0m.

- Thước cặp để đo kích thước có độ chính xác cao, phạm vi đo vừa phải, để đo độ dày, đường kính, đo chiều sâu của lỗ.

b. Dụng cụ đo góc

-Để đo kiểm hoặc vạch dấu các góc trong quá trình gia công có thể dùng thước e kê vuông, ê ke góc hoặc dùng dụng cụ vạn năng.

c. Dụng cụ vạch dấu

- Dụng cụ vạch dấu gồm mũi vạch và chấm dấu.

Hoạt động 2.3Tìm hiểu quy trình đo và vạch dấu trên phôi

a.Mục tiêu: Trình bày được quy trình đo và vạch dấu

b. Nội dung: Quy trình đo và vạch dấu

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm câu trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc thông tin bảng 5.1 và trình bày quy trình đo và vạch dấu

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi trong thời gian 3 phút

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi trên.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Quy trình đo và vạch dấu trên phôi

I.Đo kích thước bằng thước lá

Bước 1. Đo kích thước các mẫu vật đã chuẩn bị

Bước 2. Đọc trị số kích thước

II. Đo kích thước bằng thước cặp

Bước 1. Chuẩn bị thước và vật cần đo

Bước 2. Đo kích thước vật cần đo

Bước 3. Đọc trị số

III. Vạch dấu trên mặt phẳng

Bước 1. Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi

Bước 2. Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng các chi tiết lên phôi

Bước 3. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

GV yêu cầu HS đọc thông tin bổ sung(SGK-T34, 35)

1-2 HS đọc. HS khác nghe và ghi nhớ.

1.3.Quy trình đo và vạch dấu

Quy trình đo và vạch dấu trên phôi

I.Đo kích thước bằng thước lá

Bước 1. Đo kích thước các mẫu vật đã chuẩn bị

Bước 2. Đọc trị số kích thước

II. Đo kích thước bằng thước cặp

Bước 1. Chuẩn bị thước và vật cần đo

Bước 2. Đo kích thước vật cần đo

Bước 3. Đọc trị số

III. Vạch dấu trên mặt phẳng

Bước 1. Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi

Bước 2. Kết hợp các dụng cụ đo thích hợp để vẽ hình dạng các chi tiết lên phôi

Bước 3. Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.

 

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu khái niệm cưa

a.Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm cưa

................................

................................

................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 5: Gia công cơ khí.

Xem thêm các bài giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 4: Vật liệu cơ khí

Giáo án Bài 5: Gia công cơ khí

Giáo án Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Giáo án Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Giáo án Dự án 1: Thiết kế và lắp ráp mô hình cánh tay rô bốt thủy lực

Đánh giá

0

0 đánh giá