Sách bài tập KHTN 8 Bài 31 (Cánh diều): Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

1.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

Bài 31.1 trang 62 Sách bài tập KHTN 8: Phần dưới đây mô tả các bước tiến hành sơ cứu cầm máu khi bị tổn thương mao mạch và tĩnh mạch.

1) Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế.

(2) Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch.

(3) Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy.

Thứ tự các bước thực hiện nào dưới đây là đúng?

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (3) → (2) → (1).

D. (3) → (1) → (2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự các bước thực hiện đúng khi tiến hành sơ cứu cầm máu khi bị tổn thương mao mạch và tĩnh mạch là:

- Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy.

- Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch.

- Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế.

Bài 31.2 trang 62 Sách bài tập KHTN 8: Phần dưới đây mô tả các bước tiến hành khi cấp tìm người bị đột quỵ:

(1) Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

(2) Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương để đi cấp cứu.

(3) Gọi điện cấp cứu (số máy 115).

Thứ tự các bước thực hiện nào dưới đây là đúng?

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (3) → (2) → (1).

D. (3) → (1) → (2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thứ tự các bước thực hiện đúng khi cấp tìm người bị đột quỵ là:

- Gọi điện cấp cứu (số máy 115).

- Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

- Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương để đi cấp cứu.

Bài 31.3 trang 62 Sách bài tập KHTN 8: Các dấu hiệu nào dưới đây không đúng ở người bị đột quỵ.

A. Máu chảy ra từ động mạch cổ.

B. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đốt ngột, không phối hợp được các hoạt động.

C. Khi phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng bất thường.

D. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các dấu hiệu đột quỵ có thể bao gồm:

- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

- Thị lực giảm, nhìn mờ.

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn.

- Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng bất thường.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Bài 31.4 trang 63 Sách bài tập KHTN 8: Phần dưới đây mô tả các bước tiến hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay.

(1) Đọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy.

(2) Ấn nút khởi động đo.

(3) Quấn túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay, phía trên khuỷu tay.

Thứ tự các bước thực hiện nào dưới đây là đúng?

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (3) → (2) → (1).

D. (3) → (1) → (2).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự các bước thực hiện đúng khi tiến hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay là:

- Quấn túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay, phía trên khuỷu tay.

- Ấn nút khởi động đo.

- Đọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy.

Bài 31.5 trang 63 Sách bài tập KHTN 8: Vì sao có sự khác nhau trong đặc điểm chảy máu khi bị tổn thương động mạch, tĩnh mạch và mao mạch?

Lời giải:

Đường kính mạch máu và áp lực máu chảy khác nhau giữa động mạch, mao mạch và tĩnh mạch nên có sự khác nhau trong đặc điểm chảy máu khi bị tổn thương các dạng mạch máu này. Cụ thể:

- Đường kính động mạch lớn, máu chảy trong động mạch có áp lực lớn nên khi bị tổn thương động mạch máu sẽ nhiều, nhanh, có thể thành tia.

- Đường kính mao mạch nhỏ, máu chảy trong mao mạch có áp lực thấp nên khi bị tổn thương mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.

- Đường kính tĩnh mạch lớn, máu chảy trong tĩnh mạch có áp lực thấp nên khi bị 1 tổn thương tĩnh mạch máu sẽ chảy nhiều, chậm.

Bài 31.6 trang 63 Sách bài tập KHTN 8: Tại sao khi di chuyển người bị đột quỵ cần để người bệnh ở tư thế nằm, cần di chuyển nhẹ nhàng, ít gây chấn động và nâng đầu người bệnh cao hơn chân?

Lời giải:

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu não. Khi di chuyển người bệnh cần di chuyển ở tư thế nằm, nhẹ nhàng để ổn định đầu, nếu gây chấn động mạnh đặc biệt phần đầu sẽ gây tăng nguy cơ chảy máu và làm bệnh nặng hơn. Khi di chuyển cần nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

Bài 31.7 trang 63 Sách bài tập KHTN 8: Tại sao để có kết quả đo giá trị huyết áp chính xác, người được đo phải ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn?

Lời giải:

Giá trị huyết áp phụ thuộc vào lực co bóp của tim, giá trị này có thể thay đổi khi cơ thể hoạt động mạnh, xúc động; do đó để có kết quả giá trị huyết áp chính xác, người được đo phải ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

I. SƠ CỨU CẦM MÁU

1. Cơ sở lí thuyết

Mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau:

- Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể chảy thành tia máu.

- Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch.

- Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.

Vì vậy, tùy dạng chảy máu mà có cách xử lí khác nhau.

2. Các bước tiến hành

Chuẩn bị: bông, gạc, băng cuộn, băng thun (hoặc dây garo), băng dán y tế, kéo, cồn sát trùng (hoặc nước muối sinh lí).

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn
Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

Dụng cụ thực hành băng bó vết thương chảy máu

Tiến hành:

Bước 1: Phân loại các dạng chảy máu là do tổn thương động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

Bước 2: Thực hiện các bước sơ cứu để cầm máu với từng loại tổn thương như sau:

• Sơ cứu chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

- Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy.

- Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lí hoặc nước sạch.

- Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế.

• Sơ cứu chảy máu động mạch: tùy từng vị trí động mạch mà có biện pháp sơ cứu phù hợp. Hai biện pháp phổ biến gồm:

- Biện pháp ấn động mạch ở vị trí tổn thương: là biện pháp dùng tay ấn chặt vào động mạch, động mạch bị ép chặt giữa tay và nền xương là cho máu ngừng chảy.

- Biện pháp garo: là biện pháp dùng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới vết thương. Biện pháp này áp dụng với các vết thương ở phần tay và chân.

+ Vị trí đặt garo: phía trên vị trí vết thương khoảng 5 cm.

+ Đặt gạc lót ở chỗ định đặt garo.

+ Đặt dây garo (hoặc băng thun) và siết chặt dần đến khi máu ngừng chảy thì cố định lại dây (hoặc băng thun). Nếu không có dây garo hoặc băng thun thì có thể dùng dây vải sạch có chiều rộng khoảng 4 – 5 cm và 1 thanh gỗ hoặc thân bút bi thay thế.

+ Ghi chú thời gian đặt garo, không buộc garo quá 1 giờ (vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garo).

+ Băng kín vết thương bằng gạc và băng cuộn.

+ Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

Sơ cứu cầm máu (a) và cách garo bằng dây vải (b)

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

• Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm.

• Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch.

• Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương?

II. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ

1. Cơ sở lí thuyết

- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Vì vậy, lúc này cần hạn chế tối đa sự vận động của bệnh nhân.

- Các dấu hiệu đột quỵ có thể bao gồm:

+ Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

+ Thị lực giảm, nhìn mờ.

+ Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn.

+ Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

+ Khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng bất thường (có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người đó nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người đó đang có dấu hiệu đột quỵ).

+ Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

2. Các bước tiến hành

Thực hiện xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ theo các bước lần lượt sau:

Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).

Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức. Tư thế hồi sức đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không bị tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương để đi cấp cứu. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

• Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵ.

• Trình bày cách nhận biết, xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ.

• Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

• Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.

III. ĐO HUYẾT ÁP

1. Cơ sở lí thuyết

- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Tim co dãn đều đặn, bơm máu vào động mạch từng đợt nên giá trị huyết áp thay đổi theo nhịp co dãn của tim. Giá trị huyết áp tối đa ứng với lúc tim co. Giá trị huyết áp tối thiểu ứng với lúc tim dãn. Huyết áp có thể biến động tạm thời khi hoạt động thể lực, xúc động,… Do đó, để có kết quả giá trị huyết áp chính xác, người được đo phải ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Việc đo huyết áp thường xuyên giúp kiểm tra, theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp, đồng thời hạn chế những tai biến do cao huyết áp gây ra.

2. Các bước tiến hành

Chuẩn bị: máy đo huyết áp điện tử cánh tay.

Tiến hành:

Bước 1: Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bàn, quấn túi khí vừa đủ chặt quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay, cách nếp gấp khủy tay từ 1 – 2 cm, cố định lại.

Bước 2: Ấn nút khởi động đo, máy sẽ tự bơm khí, xả khí và cho kết quả cuối cùng.

Bước 3: Khi quá trình đo hoàn thành, đọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy bao gồm trị số huyết áp tối đa, trị số huyết áp tối thiểu và nhịp tim.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 31: Thực hành về máu về hệ tuần hoàn

Đo huyết áp

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

• Giá trị huyết áp của em là bao nhiêu?

• Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên?

Đánh giá

0

0 đánh giá