10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 (Kết nối tri thức) có đáp án: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Ngoài của Đại Việt ở giữa thế kỉ XVIII?

A. Đời sống nhân dân cơ cực.

B. Kinh tế sa sút nghiêm trọng.

C. Vua, quan ăn chơi, hưởng lạc.

D. Xã hội ổn định, nhân dân ấm no.

Đáp án đúng là: D

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài của Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

+ Đời sống nhân dân cơ cực.

Câu 2. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu. … hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.

B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.

C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.

D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên đề cập đến chính sách vơ vét, bóc lột nhân dân (thông qua tô thuế) của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?

A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng Bắc Bộ.

D. Tây Bắc.

Đáp án đúng là: D

Hoàng Công Chất xây dựng căn cứ chiến đấu tại Điện Biên và được nhân dân vùng Tây Bắc hết lòng ủng hộ.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất kết thúc vào năm nào?

A. 1769.

B. 1751.

C. 1741.

D. 1739.

Đáp án đúng là: A

Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất kéo dài đến năm 1769 thì kết thúc.

Câu 5. Trong những năm 1740 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Hoàng Hoa Thám.

Đáp án đúng là: C

Trong những năm 1740 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) diễn ra chủ yếu tại địa phương nào của Đàng Ngoài?

A. Ninh Bình, Nam Định.

B. Thanh Hóa, Nghệ An.

C. Thăng Long, Kinh Bắc.

D. Sơn Tây, Tuyên Quang.

Đáp án đúng là: D

Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ở các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây không diễn ra ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.

B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.

Đáp án đúng là: B

- Vào giữa thế kỉ XVIII, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất; khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương và khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu,…

- Khởi nghĩa của Cao Bá Quát diễn ra vào giữa thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn.

Câu 8. Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?

A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.

B. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.

C. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

D. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu “cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.

Câu 9. Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã

A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.

C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.

D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.

Đáp án đúng là: B

Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ, như: khuyến khích khai hoang; cho nông dân lưu tán trở về quê,…

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu?

A. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

B. Bị quân Trịnh đàn áp nên cuối cùng thất bại.

C. Chống lại chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

D. Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.

Đáp án đúng là: D

- Một số điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu:

+ Đối tượng đấu tranh (chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài).

+ Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

+ Kết quả: thất bại.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

I. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá.

- Cuối thế kỉ XVI, vùng Thuận – Quảng có khoảng 1 226 xã, thôn.

- Các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng chính quyền ở Đàng Trong, củng cố phòng thủ và khai hoang vùng đất mới.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII (ảnh 1)- Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn kiểm soát vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.

- Tổ chức đơn vị hành chính, bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

II. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

- Các chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có tổ chức và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là tổ chức dân binh kinh tế và kiểm soát biển đảo.

- Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa và Bắc Hải là thu lượm hàng hoá, xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải duy trì đến thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

- Quá trình khai thác và thực thi chủ quyền của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định từ rất sớm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Trắc nghiệm Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Đánh giá

0

0 đánh giá