15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

2.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu 1. Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào sau đây?

A. Khánh Hòa.

B. Điện Biên.

C. Hà Giang.

D. Cà Mau.

Đáp án đúng là: A

Điểm cực Đông của nước ta có tọa độ 12040’B và 109024’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 2. Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào sau đây?

A. Điện Biên.

B. Hà Giang.

C. Khánh Hòa.

D. Cà Mau.

Đáp án đúng là: B

Điểm cực Bắc của nước ta có tọa độ 23023’B và 105020’Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 3. Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

A. 150 vĩ tuyến.

B. 160 vĩ tuyến.

C. 170 vĩ tuyến.

D. 180 vĩ tuyến.

Đáp án đúng là: A

Điểm cực Bắc của nước ta có tọa độ 23023’B và 105020’Đ; điểm cực Nam có tọa độ 8034’B và 104040’Đ =>  Từ Bắc vào Nam nước ta dài khoảng 150 vĩ tuyến (từ 8034’B đến 23023’B).

Câu 4. Việt Nam tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Đáp án đúng là: B

Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a); hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

Câu 5. Phía Bắc của nước ta tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Cam-pu-chia.

C. Lào.

D. Trung Quốc.

Đáp án đúng là: D

Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, giáp với Lào và Cam-pu-chia ở phía tây. Nước ta không tiếp giáp với Thái Lan.

Câu 6. Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng

A. 1,3 triệu km2.

B. 1,2 triệu km2.

C. 1,0 triệu km2.

D. 1,5 triệu km2.

Đáp án đúng là: C

Vùng biển của nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 7. Diện tích toàn bộ lãnh thổ nước ta hiện nay là

A. 331 212 km2.

B. 331 213 km2.

C. 313 212 km2.

D. 331 122 km2.

Đáp án đúng là: B

Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, với tổng diện tích lãnh thổ là 331 212 km2. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4 600 km.

Câu 8. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào dưới đây?

A. Khánh Hòa.

B. Đà Nẵng.

C. Quảng Nam.

D. Quảng Ngãi.

Đáp án đúng là: B

Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Câu 9. Nơi hẹp nhất Việt Nam khoảng 50km, thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị.

B. Nghệ An.

C. Quảng Bình.

D. Quảng Nam.

Đáp án đúng là: C

Nơi hẹp nhất Việt Nam là khoảng 50km, thuộc tỉnh Quảng Bình (vùng Bắc Trung Bộ).

Câu 10. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn

A. 4 500 km.

B. 4 400 km.

C. 4 600 km.

D. 4 700 km.

Đáp án đúng là: C

Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, với tổng diện tích lãnh thổ là 331 212 km2. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4 600 km.

Câu 11. Năm 2021, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông?

A. 27.

B. 28.

C. 26.

D. 29.

Đáp án đúng là: B

Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang). Tính đến năm 2021, nước ta có 28 tỉnh, thành phố giáp biển.

Câu 12. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?

A. Hàng không và đường biển.

B. Đường ô tô và đường biển.

C. Đường ô tô và đường sắt.

D. Đường biển và đường sắt.

Đáp án đúng là: A

Vị trí địa lí nước ta nằm gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế nên thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải: đường hàng không và đường biển. Đây là những loại hình vận tải có ưu thế về vận tải quốc tế trên những tuyến đường xa, tốc độ nhanh (hàng không) và hàng nặng (đường biển), do vậy sẽ đẩy mạnh quá trình giao lưu trao đổi kinh tế - xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Câu 13. Vị trí địa lí làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang tính chất cận nhiệt đới trên núi.

B. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Mang tính chất nhiệt đới khô trên núi.

D. Mang tính chất cận xích đạo gió mùa.

Đáp án đúng là: B

Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nhận được lượng bức xạ lớn trong năm với nền nhiệt cao quanh năm; nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình trên thế giới (chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam). Đồng thời, nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên dự trữ lượng nhiệt ẩm dồi dào =>  Vị trí đã mang lại cho thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 14. Vịnh biển nào sau đây ở nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Vịnh Dung Quất.

C. Vịnh Cam Ranh.

D. Vịnh Thái Lan.

Đáp án đúng là: A

Vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của thế giới và được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới 2 lần (vào các ngày 17 tháng 12 năm 1994 và ngày 02 tháng 12 năm 2000).

Câu 15. Nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn là do

A. nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.

D. thiên nhiên nước ta phân hóa.

Đáp án đúng là: A

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

1. Phạm vi lãnh thổ

- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và vẹn toàn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời

- Vùng đất liền:

+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).

+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).

+ Đường bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Tính đến năm 2021, Việt Nam có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vùng biển:

+ Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.

+ Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta:

+ Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.

+ Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.

b) Vị trí địa lí

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.

- Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

+ Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.

+ Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.

+ Đối với sinh vật: Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

+ Đối với khoáng sản: do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.

+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.

- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

Lý thuyết Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá