Giải SGK Công nghệ 7 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn

5.8 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 11 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.

Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn

Video giải Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn - Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 64 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để nuôi gà thịt thả vườn mau lớn, khỏe mạnh?

Trả lời:

Nuôi gà thịt thả vườn hiệu quả cần lưu ý các yêu cầu sau:

- Chuồng nuôi, bãi chăn thả phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh, có máng ăn, máng uống để gà dễ dàng ăn và uống nước

- Chọn giống gà cho năng suất cao, dễ nuôi; gà con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn

- Trong quá trình nuôi dưỡng cần cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của gà

- Để phòng bệnh cần thực hiện: tiêu độc, khử trùng, giữ vệ sinh chuồng và vườn chăn thả, tiêm phòng cho gà theo định kì, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng của gà.

I. Quy trình chăn nuôi

Trả lời:

- Hình 11.1a: Tiêm phòng cho vật nuôi.

- Hình 11.1b: Chọn giống và con giống phù hợp với mục tiêu chăn nuôi.

- Hình 11.1c: Chuẩn bị và xây dựng chuồng trại

- Hình 11.1d: Nuôi dưỡng, chăm sóc cho vật nuôi

-> Thứ tự hợp lí là: c – b – d – a
II. Chăn nuôi gà thịt thả vườn

Câu hỏi 2 trang 64 Công nghệ lớp 7: Nêu yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thể hiện trong mỗi trường hợp được minh họa ở Hình 11.2.

Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 11.2 ta thấy 3 dạng chuồng trại nuôi gà: hình a – chuồng nuôi, hình b + c là bãi thả chăn. 

Trả lời:

Hình 11.2a: Chuồng nuôi:

- Nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa, nền chuồng đảm bảo rộng rãi, khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh.

- Cửa chuồng nuôi mở ra hướng đông nam để chuồng hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều; 

- Chuồng phải đủ rộng và có hệ thống cống rãnh để xử lí chất thải, nước thải

- Thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng để đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi và môi trường sống xung quanh.

Hình 11.2b + 11.2c: Vườn bãi chăn thả gà:

- Diện tích rộng, thường là bãi cỏ, vườn tự nhiên, có môi trường phù hợp cho giun, đất, dế..phát triển tạo nguồn thức ăn cho gà và có bóng mát cây xanh để gà vận động và tìm kiếm thức ăn.

- Rào xung quanh vườn bằng lưới mắt cáo hoặc phên tre chắc chắn để gà không thể vượt qua, đồng thời chống thú xâm nhập.

- Đặt máng ăn, treo máng uống cố định để gà dễ dàng định hướng được vị trí để ăn và uống nước khi cần.

Câu hỏi 3 trang 64 Công nghệ lớp 7: Vì sao nền chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát và dễ dọn vệ sinh?

Trả lời:

Nền chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát và dễ dọn vệ sinh vì để tạo không gian dễ chịu, đáp ứng điều kiện để gà có thể khỏe mạnh, phát triển, tránh các mầm mống bệnh có thể ảnh hưởng đến sự sống và chất lượng đàn gà.

Câu hỏi 4 trang 65 Công nghệ lớp 7: Vườn chăn thả gà đem lại những lợi ích gì cho đàn gà?

Trả lời:

- Tạo nguồn thức ăn cho gà và có bóng mát cây xanh để gà vận động và tìm kiếm thức ăn.

- Tạo điều kiện tối ưu nhất cho gà tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên

- Bảo vệ gà tránh sự nguy hiểm từ thú hoang hoặc thú nuôi.

Câu hỏi 5 trang 65 Công nghệ lớp 7: Theo em, các giống gà thịt nuôi thả vườn như trong Hình 11.4 có đặc điểm hình thể như thế nào?

Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải: 

Quan sát hình 11.3 ta thấy hình ảnh chuồng nuôi gà và vườn chăn thả gà rộng rãi, khô thoáng. 

Trả lời:

Mô hình chuồng nuôi thả vườn như hình 11.4 có đặc điểm hình thể: Chuồng trại rộng rãi, khô ráo, thoáng mát giúp đàn gà kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon, dễ nuôi

Câu hỏi 6 trang 65 Công nghệ lớp 7: Thể trạng của gà con giống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của đàn gà?

Trả lời:

Việc chọn gà giống rất quan trọng, giống gà mà ta lựa chọn nuôi, chính là gen quý của dòng gà đó. Thể trạng của gà con giống không tốt, gà sẽ không phát triển tốt được-> ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. thêm nữa là ảnh hưởng đến đời thế hệ sau.

Câu hỏi 7 trang 65 Công nghệ lớp 7: Nhu cầu thức ăn thay đổi như thế nào trong quá trình phát triển của gà?

Trả lời:

- Giai đoạn gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi): cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hoá của gà. Rải đều thức ăn lên khay ăn tuỳ theo định lượng thức ăn cho số gà (dầy khoảng 1 cm) và bổ sung thêm thức ăn cho gà từ khoảng 6 – 7 lần/ngày. Trước khi rải thức ăn mới nên vệ sinh sạch lượng thức ăn dư thừa còn lại trên khay ở lần cho ăn trước. Đặt xen kẽ máng uống với khay ăn và thay nước khoảng 2 – 3 lần ngày để đảm bảo gà không bị đói, không bị khát

- Giai đoạn gà tơ (gà non, mới lớn): phối trộn thêm lúa, gạo và rau vào trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.

- Giai đoạn gà thịt: gia tăng lượng thức ăn, nước uống, đồng thời bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, rau xanh,… để gà lớn nhanh và chắc thịt hơn.

Câu hỏi 8 trang 66 Công nghệ lớp 7: Hãy liệt kê các kĩ thuật chăm sóc vật nuôi non phù hợp để chăm sóc gà con.

Trả lời:

- Giữ vệ sinh, phòng bệnh. Tiêm vắc xin định kỳ

- Vận động và tiếp xúc với ánh sáng

- Tập ăn sớm đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

- Giữ ấm cơ thể

Câu hỏi 9 trang 66 Công nghệ lớp 7: Ở mỗi trường hợp trong Hình 11.7, người chăn nuôi đã làm công việc gì để phòng và trị bệnh cho gà?

Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Trả lời:

a. Khử khuẩn, vệ sinh chuồng trại

b. Tiêm vaccine phòng bệnh cho gà

Câu hỏi 10 trang 66 Công nghệ lớp 7: Giữa phòng và trị bệnh cho gà nuôi, theo em công tác nào quan trọng hơn? Vì sao?

Trả lời:

Giữa phòng và trị bệnh cho gà, em thấy công tác phòng bệnh là quan trọng hơn vì người ta thường có câu phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Phòng bệnh thì người nuôi sẽ chủ động được. Phòng bệnh thì sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này. Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 67 Công nghệ lớp 7: Hãy cho biết tác dụng của việc thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn.

Trả lời:

Thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn bởi vì:

- Ánh nắng có ảnh hưởng rất tốt đến thể trạng của gà.

- Gà khi được phơi nắng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nuôi gà, giúp gà tăng trưởng cả về mặt thể chất cũng như tinh thần:

- Anh nắng sẽ giúp gà làm sạch cơ thể, thải trừ bọ mạt. Công tác vệ sinh cũng tinh khiết hơn khi gà sinh hoạt tại vùng có ánh nắng.

- Gà sẽ hấp thụ được ánh nắng nắng mặt trời giúp chuyển hoá, đàm đạo đổi chất tốt hơn, da đỏ, xương cứng cáp

- Việc giam cầm và phơi nắng sẽ khiến cho gà tiêu hao năng lượng khi hoạt động dưới trời nắng giúp cơ thể chúng săn chắc hơn

- Lùa gà về chuồng trước khi mặt trời mọc đảm bảo cho gà con không bị lạnh khi ra khỏi chuồng dẫn đến bệnh chết

Luyện tập 2 trang 67 Công nghệ lớp 7: Hãy nêu đặc điểm của chuồng nuôi gà hợp vệ sinh. Tại sao chuồng nuôi cần cách xa khu vực người ở?

Trả lời:

Đặc điểm của chuồng nuôi gà hợp vệ sinh

- Lượng khí độc ít.

- Có hệ thống cống rãnh đầy đủ giúp dễ dàng thoát nước và chất thải

- Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

- Cao ráo, thoáng mát phù hợp với thời tiết.

- Các thiết bị khác chuồng cần được bố trí hợp lý.

- Chuồng nên quay về hướng đông nam, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp.

- Nền chuồng cao, tránh gây trơn trượt và ẩm ướt khi vào mùa mưa.

- Chọn địa điểm phải cách xa khu dân cư theo khoảng cách đúng quy định.

- Tường nên xây bằng gạch để ủ ấm vật nuôi, mái che nên thiết kế dốc để thoát nước nhanh (Thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh, tránh đọng nước gây ô nhiễm sau này)

- Chuồng đảm bảo vệ sinh, quét vôi sáng sủa, phòng chuột, rắn, ruồi, muỗi…

Chuồng nuôi cần cách xa khu vực người ở để: đảm bảo về mức độ ô nhiễm không khí, đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho vật nuôi và sức khỏe cho con người, cũng như nguồn nước cho người dân sống ở các vùng lân cận.

Luyện tập 3 trang 67 Công nghệ lớp 7: Vì sao việc cung cấp thức ăn lại phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của gà?

Trả lời:

Vì Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì:

- Gà cần lượng dinh dưỡng và chất dinh dưỡng khác nhau: khi còn nhỏ gà cơ thể gà con rất bé vì vậy cũng cần lượng thức ăn ít hơn và chất dinh dưỡng vừa đủ để cung cấp hoc ơ thể, con gà trong giai đoạn sinh trưởng chúng cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn để cơ thể phát triển.

- Gà còn nhỏ không thể tự kiếm ăn nên phải ăn thức ăn có sẵn, khi lớn hơn chúng có thể tự kiếm ăn và cần để cho chúng tự kiếm ăn để cơ thể được săn chắc. => Khả năng phát triển và kiếm ăn cũng khác nhau: 

- Gà con chỉ có thể ăn thức ăn được xay nhỏ và chế biến sẵn còn gà lớn có khả năng tiêu thụ và hấp thu tốt hơn nên ăn được thức ăn nhiều chất dinh dưỡng và tự kiếm ăn => Khả năng hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng cũng khác nhau.

Luyện tập 4 trang 67 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi?

Trả lời:

Cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi vì: Dù cho đợt nuôi trước vật có khỏe mạnh, không mắc bệnh nhưng ta không chắc là sẽ không có những mầm mống bệnh tồn tại. Việc tiêu độc khử trùng giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch, tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch.

Vận dụng

Trả lời:

Tùy từng địa phương là đồng bằng, miền núi, trung du hay ven biển,... mà khí hậu cũng như phong tục tập quán cũng khác nhau. Với đặc điểm của từng vùng sẽ thích hợp với mỗi loại vật nuôi. Cần phải nêu rõ những vấn đề sau:

- Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc: Vật nuôi em tìm hiểu là gì? Với mỗi giai đoạn thì chăm sóc như thế nào?

- Thức ăn là gì? Với mỗi giai đoạn thì cần cung cấp thức ăn như thế nào?

- Quá trình phòng, trị bệnh: Người dân đã vệ sinh nơi ở của vật nuôi như thế nào và làm những gì để phòng và trị bệnh cho vật nuôi đó?

Ở địa phương em: Nuôi gà

- Chuẩn bị chuồng trại đảm bảo khô ráo, thoáng mát, có đủ ánh sáng. Phun khử trùng, diệt khuẩn chuẩn trại trước khi đưa gà vào nuôi.

- Giai đoạn gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi): cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hoá của gà. Rải đều thức ăn lên khay ăn tuỳ theo định lượng thức ăn cho số gà (dầy khoảng 1 cm) và bổ sung thêm thức ăn cho gà từ khoảng 6 – 7 lần/ngày. Trước khi rải thức ăn mới nên vệ sinh sạch lượng thức ăn thừa còn lại trên khay ở lần cho ăn trước. Đặt xen kẽ máng uống với khay ăn và thay nước khoảng 2 – 3 lần ngày. 

- Giai đoạn gà tơ (gà non, mới lớn): phối trộn thêm lúa, gạo và rau vào trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.

-  Giai đoạn gà thịt: gia tăng lượng thức ăn, nước uống, đồng thời bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, rau xanh,... để gà lớn nhanh và chắc xương hơn.

- Định kỳ phải tiêm vaccine cho gà.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

Ôn tập chương 4 và chương 5

Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam

Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Đánh giá

0

0 đánh giá