Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại sách Cánh diều theo mẫu Giáo án POWERPOINT chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án PPT Ngữ văn 8.

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

Giáo án điện tử Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại | Bài giảng PPT Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

Giáo án điện tử Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại | Bài giảng PPT Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

Giáo án điện tử Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại | Bài giảng PPT Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

Giáo án điện tử Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại | Bài giảng PPT Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

Giáo án điện tử Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại | Bài giảng PPT Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8 (ảnh 1)

Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8 (ảnh 2)

Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8 (ảnh 3)

Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8 (ảnh 4)

Giáo án PowerPoint Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều) | Ngữ văn 8 (ảnh 5)

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 24 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Ngữ văn 8 Cánh diều Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại.

Giáo án BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

Thực hành đọc hiểu:

Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Hiểu được cách trình bày, triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện tính trung thực và có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, truyền đạt thông tin về các sự kiện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh, video liên quan đến văn bản.

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem ảnh, video về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung nước ta: Em hãy nêu các tác hại của lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây.

Giáo án Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều 2023) | Giáo án Ngữ văn 8 (ảnh 2)

 Link video: https://www.youtube.com/watch?v=im08YRl3df4

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học:  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại văn bản thông tin và văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát văn bản và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định bố cục của văn bản và nội dung chính của từng phần. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này?

+ Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Mơ Kiều

2. Tác phẩm

- Thể loại: văn bản thông tin

- Xuất xứ: theo khbvptr.vn,  2/11/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đọc văn bản

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Người viết chọn cách phân loại các nội dung chính của văn bản để triển khai ý tưởng nhằm sáng tỏ nhan đề văn bản và thông tin của văn bản.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Lũ lụt là gì?, quan sát bức hình minh họa (trang 71/SGK) và trả lời câu hỏi:

Giáo án Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại (Cánh diều 2023) | Giáo án Ngữ văn 8 (ảnh 3)

+ Nêu khái niệm về lũ, lụt và lũ lụt.

+ Lũ gồm những loại nào?

+ Nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng lũ lụt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

+ Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lũ lụt?

+ Hiện tượng lũ lụt đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người và môi trường sống như thế nào?

+ Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung? Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về hiện tượng này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV bổ sung: Hiện tượng lũ lụt là một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả trên thế giới nói chung. Bởi bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người: đời sống người dân bị tàn phá nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Người và của bị thiệt hại nặng nề,... Chính vì vậy, mỗi người dân cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của lũ lụt để từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng mình.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm? Nội dung, ý nghĩa của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Giải thích hiện tượng lũ lụt

- Lũ: hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối. Gồm có 3 loại:

+ Lũ ống: hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trê cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

+ Lũ quét: hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ cháy từ trên cao xuống thấp.

+ Lũ sông: hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

- Lụt: hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định.

→ Lũ lụt: hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê, trực tiếp tràn vào khu dân cư.

- Nhận xét: việc tác giả bóc tách, chia khái niệm “lũ lụt” ra chi tiết, giải thích từng khái niệm, phân loại các loại về từ lũ và lụt. Sau đó mới rút ra định nghĩa tổng quát về lũ lụt.

→ Tăng tính hiệu quả về truyền đạt nội dung thông tin mà tác giả hướng đến, giúp nội dung mang tính cụ thể, rõ ràng hơn.

2. Nguyên nhân gây ra lũ lụt

- Do bão hoặc triều cường: lượng nước lũ lớn, kèm sạt lở đất → ngập nước vùng ven biển.

- Do hiện tượng mưa lớn kéo dài → các con sông không kịp thoát, gây ngập úng.

- Do các thảm họa sóng thần, thủy triều: mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê, hồ thủy điện  → ngập lụt.

- Do sự tác động của con người: chặt phá rừng, khai thác bừa bãi → đồi núi bị xói mòn, gây tình trạng ngập lụt, sạt lở đất mỗi khi mưa bão đến.

3. Tác hại của lũ lụt

- Gây thiệt hại về vật chất: phá hủy nhà dân, nương rẫy, giết hại các loài động vật, các cây lương thực ngập úng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm.

- Gây thương vong về con người:

Ví dụ:

+ Năm 1911,  lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc đã khiến 100 000 người chết.

+ Năm 1971, lũ lụt đồng bằng sông Hồng đã khiến 594 người chết, hơn 100 000 người bị thương nặng.

- Tác động xấu đến môi trường nước: kéo theo các chất thải làm ô nhiễm đến nguồn nước, tình trạng khan hiếm nước ngọt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người.

- Nguyên nhân của nhiều mầm bệnh: các loại dịch bệnh lan truyền qua đường nước rất nhanh.

- Ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, đất nước: làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch, không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm.

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt bao gồm khái niệm, nguyên nhân, tác hại của lũ lụt gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

2. Nghệ thuật

- Văn bản thông tin rõ ràng, lập luận logic, chặt chẽ.

 

................................................

................................................

................................................

Xem thêm các bài giảng điện tử Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án PPT Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá