Lý thuyết Tin học 6 Bài 2 (Cánh diều 2024): Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

5.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 14 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.

Tin học lớp 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

1. Thuật toán và chương trình máy tính

- Chương trình máy tính: bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

- Mỗi chương trình máy tính là 1 bản mô tả các việc cần làm mà máy tính có thể làm được theo từng bước để giải quyết 1 bài toán cụ thể.

2. Mô tả thuật toán

- Mô tả thuật toán phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, đầu vào là gì, đầu ra là gì và chỉ rõ sự kết thúc thuật toán.

- Cần mô tả thuật toán cho tốt thì người máy hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.

- Nếu không, kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi.

3. Cấu trúc tuần tự

- Cấu trúc tuần tự là cấu trúc điều khiển phổ biến nhất trong các thuật toán

- Các bước giải một bài toán, thực hiện một nhiệm vụ thường có thứ tự trước sau rất rõ ràng. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán | Cánh diều

B. 14 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Câu 1: Cho 4 số nguyên. Cần tối thiểu bao nhiêu phép so sánh để luôn có thể sắp xếp 4 số này theo thứ tự tăng dần?

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 6.

TRẢ LỜI: Với 4 số nguyên. Cần tối thiểu 5 phép so sánh để luôn có thể sắp xếp 4 số này theo thứ tự tăng dần.

Đáp án: A.

Câu 2: Trong tin học, bài toán là:

A. Những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

B. Là những bài toán tính toán.

C. Là những yêu cầu quản lý.

D. Tất cả đều đúng.

TRẢ LỜI: Trong tin học, bài toán là những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

Đáp án: A.

Câu 3: Tính chất của thuật toán là:

A. Tính dừng.

B. Tính xác định.

C. Tính đúng đắn.

D. Cả A, B, C.

TRẢ LỜI: Tính chất của thuật toán là: 

- Tính dừng. 

- Tính xác định.

- Tính đúng đắn. 

Đáp án: D.

Câu 4: Trong bài toán “Cho N và M. Tìm Bội chung nhỏ nhất của chúng”. Output của bài toán là?

A. N và M.

B. Bội chung nhỏ nhất.

C. N và Bội chung nhỏ nhất.

D. N, M và Bội chung nhỏ nhất.

TRẢ LỜI: Output của bài toán là Bội chung nhỏ nhất.

Đáp án: B.

Câu 5: Bài toán “Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật”. 

1. Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.

2. Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính  r = b/2, S2 = πr2

3. Tính S = S1 + S2.

Các bước mô tả thuật toán bằng cách liệt kê là:

A. 1-2-3. 

B. 3-2-1.

C. 3-1-2.

D. 2-1-3.

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán | Cánh diều

TRẢ LỜI: Các bước mô tả thuật toán bằng cách liệt kê là:

- Tính diện tích hình chữ nhật S1 = ab.

- Tính diện tích hai hình bán nguyệt ở hai chiều rộng với bán kính  r = b/2, S2 = πr2

- Tính S = S1 + S2.

Đáp án: A.

Câu 6: Trong máy tính các phép toán số học trên số thực cho kết quả:

A. Được làm tròn.

B. Không chính xác.

C. Không cho kết quả.

D. Chính xác.

TRẢ LỜI: Trong máy tính các phép toán số học trên số thực cho kết quả được làm tròn. 

Đáp án: A.

Câu 7: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?

A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.

B. Sơ đồ khối dễ vẽ.      

C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.

D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.

TRẢ LỜI: Sơ đồ khối được quy định theo quy chuẩn quốc tế giúp con người ở bất kì đâu cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó.

Đáp án: A.

Câu 8: Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là:

A. Không thể thực hiện thuật toán 2 lần với cùng một Input mà nhận được 2 Output khác nhau.

B. Số các bước thực hiện là đúng đắn.

C. Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

D. Sau khi hoàn thành 1 bước (1 chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định.

TRẢ LỜI: Tính đúng đắn của thuật toán có nghĩa là sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

Đáp án: C.

Câu 9: Khi các thao tác sau đây được thực hiện thì in ra giá trị (gần đúng) của y là số không đổi. Giá trị gần đúng này xấp xỉ là số nguyên nào?          

B1: Cho x bằng 0;

B2: Cho y bằng căn bậc 2 của (x+2);

B3: In giá trị của y;

B4: Cho x bằng y;

B5: Quay lại bước 2.

A. Không xác định.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

TRẢ LỜI: Khi các thao tác sau đây được thực hiện thì in ra giá trị (gần đúng) của y là số không đổi. Giá trị gần đúng này xấp xỉ là số 2.

Đáp án: C.

Câu 10: Trong bài toán “Cho N và dãy a1, a2,…, aN. Tìm giá trị lớn nhất trong dãy”. Input của bài toán là?

A. Giá trị lớn nhất.

B. N và dãy a1, a2,…, aN.

C. Dãy a1, a2,…, aN.

D. N.

TRẢ LỜI: Input của bài toán là N và dãy a1, a2,…, aN.

Đáp án: B.

Câu 11: Sơ đồ khối là gì?

A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

B. Một ngôn ngữ lập trình.

C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.

D. Một biểu đồ hình cột.

TRẢ LỜI: Sơ đồ khối là một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.

Đáp án: A.

Câu 12: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:

1. Rửa sạch bàn chải.

2. Súc miệng.

3. Chải răng.

4. Cho kem đánh răng vào bàn chải.

Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện

A. 4 → 3 → 2 →1.

B. 2 → 4 → 3 →1.

C. 1 → 2 → 3 →4.

D. 4 → 1 → 2→3.

TRẢ LỜI: Sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện:

- Cho kem đánh răng vào bàn chải.

- Chải răng.

- Súc miệng.

- Rửa sạch bàn chải.

Đáp án: A.

Câu 13: Có người nói "Bên trong cấu trúc tuần tự, mỗi bước phải được thực hiện một lần và không quá một lần trong thuật toán". Em có đồng ý không? 

A. Đồng ý.

B. Không đồng ý.

TRẢ LỜI: Đồng ý. Đây là quy định của "cấu trúc tuần tự".

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.

B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.

C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.

D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.

TRẢ LỜI: Mỗi bài toán có nhiểu thuật toán để giải nhưng sẽ tuân theo trình tự của thuật toán xác định. Với mỗi dữ liệu vào luôn có dữ liệu ra tương ứng.

Đáp án: C.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Khái niệm thuật toán

Lý thuyết Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Lý thuyết Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Lý thuyết Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán

Lý thuyết Bài 5: Thực hành về mô tả thuật toán

Đánh giá

0

0 đánh giá