Lý thuyết Tin học 6 Bài 1 (Cánh diều 2024): Khái niệm thuật toán

6.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.

Tin học lớp 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán

A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán

1. Thuật toán trong cuộc sống hàng ngày

Nhiều việc ta làm hằng ngày, nếu mô tả đúng cách thành một quy trình từng bước đều có thể coi là thuật toán.

2. Bài toán và thuật toán

Bài toán: một vấn đề cần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu vào là gì, đầu ra là gì.

Thuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

- Trong tin học, bài toán và thuật toán có liên quan chặt chẽ với nhau.

3. Vận dụng thuật toán trong cuộc sống hằng ngày

- Xác định nó như một bài toán: đầu vào có những gì, đầu ra cần đạt được là gì.

- Chia bài toán làm nhiều phần, mỗi phần là một bài toán con nhỏ hơn.

- Sắp xếp lại trình tự các việc phải làm cho hợp lí.

B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán

Câu 1: Tính chất của thuật toán là:

A. Tính dừng.

B. Tính xác định.

C. Tính đúng đắn.

D. Cả A, B, C.

TRẢ LỜI: Tính chất của thuật toán là: 

- Tính dừng. 

- Tính xác định.

- Tính đúng đắn. 

Đáp án: D.

Câu 2: Cho N và dãy a1, a2,…, aN. Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện nào thuật toán sẽ dừng ?

A. i > N.

B. ai chia hết cho 3.

C. ai không chia hết cho 3.

D. i < N.

TRẢ LỜI: Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện ai chia hết cho 3 thuật toán sẽ dừng.

Đáp án: D.

Câu 3: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Có thuật toán được mô tả bằng cách liệt kê như sau:

Bước 1 : Nhập a, b.

Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.

Bước 3 : Gán x← -b/a, rồi qua bước 4.

Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.

Hãy cho biết thuật toán này tính gì?

A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.

C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b. 

D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.

TRẢ LỜI: Thuật toán này tính tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

Đáp án: A.

Câu 4: Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

B. Thể hiện các thao tác ghi nhập.

C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác.

D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

TRẢ LỜI:Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

Đáp án: A.

Câu 5: Output là gì?

A. Thông tin ra.

B. Thông tin vào.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

TRẢ LỜI: Output là những tín hiệu/ kết quả /sản phẩm mà hệ thống gửi ra.

Đáp án: A.

Câu 6: Input là gì?

A. Thông tin vào.

B. Thông tin ra.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

TRẢ LỜI:Input là những tín hiệu/ dữ liệu/vật liệu đưa vào hệ thống.

Đáp án: A.

Câu 7: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

A. Sử dụng các biến và dữ liệu.

B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.

C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.

D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

TRẢ LỜI: Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.

Đáp án: C.

Câu 8: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.

A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách

  Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

D. Tất cả đều đúng.

TRẢ LỜI: Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?

Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách

Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

Đáp án: A.

Câu 9: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.

B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.

C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

TRẢ LỜI:Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Đáp án: C.

Câu 10: Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?

A. Input.

B. Output.

C. Input và Output.

D. Không có thành phần nào.

TRẢ LỜI: Việc xác định bài toán là đi xác định Input và Output.

Đáp án: C.

Câu 11: Với N=102, M=78 hãy dựa vào thuật toán sau để tìm kết quả đúng:

B1: Nhập M, N

B2: Nếu M=N thì lấy giá trị chung rồi chuyển sang B5.

B3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại B2.

B4: N = N - M rồi quay lại B2.

B5: Đưa ra kết quả rồi kết thúc.

A. 24.

B. 12.

C. 6.

D. 5.

TRẢ LỜI: Sau khi chạy chương trình sẽ cho ra kết quả là 6.

Đáp án: C.

Câu 12: Trong tin học, bài toán là:

A. Những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

B. Là những bài toán tính toán.

C. Là những yêu cầu quản lý.

D. Tất cả đều đúng.

TRẢ LỜI:Trong tin học, bài toán là những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.

Đáp án: A.

Câu 13: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

A. Một bản nhạc hay.

B. Một bức tranh đầy màu sắc.

C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.

D. Một bài thơ lục bát.

TRẢ LỜI: Thuật toán giúp người ta giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống theo quy trình rõ ràng.

Đáp án: C.

Câu 14: Giả sử em là lớp trưởng, hãy vận dụng cách suy nghĩ theo kiểu thuật toán để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao: "Đề xuất một bạn trong lớp để khen thưởng danh hiệu dành cho học sinh có thành tích học tập nổi bật nhất trong năm học". Phát biểu nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể hơn dưới dạng một bài toán.

TRẢ LỜI:

A. Đầu vào: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất.

B. Đầu vào: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất. Đầu ra: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. 

C. Đầu vào: điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra: họ và tên người có điểm trung bình cao nhất.

D. Đầu vào: Danh sách lớp kèm trung bình điểm tổng kết tất cả các môn của mỗi học sinh. Đầu ra:điểm trung bình cao nhất.

Câu 15: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu đó là sai:

A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.

B. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.

C. Đầu vào của bài toán cũng là đầu vào của thuật toán.

D. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.

E. Đáp án A, D đều sai.

TRẢ LỜI:

- Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.

- Đầu ra của bài toán là yêu cầu tìm lời giải. Đầu ra của thuật toán là lời giải.

Đáp án: E.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Dự án nhỏ: Lợi ích của sơ đồ tư duy

Lý thuyết Bài 1: Khái niệm thuật toán

Lý thuyết Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Lý thuyết Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Lý thuyết Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán

Đánh giá

0

0 đánh giá