Lời giải SGK Tin học lớp 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 6 Bài 2 từ đó học tốt môn Tin 6.
Giải SGK Tin học lớp 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán
Lời giải:
Bước 1: Khi lá cờ màu xanh xuất hiện, click chuột
Bước 2: Di chuyển 20 bước
Bước 3: Nói xin chào trong 2 giây
Bước 4: Di chuyển thêm 10 bước nữa
Bước 5: Bật âm thanh meow
- Dùng nước làm ướt và xoa xà phòng hai lòng bàn tay
- Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh
- Chà các ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
- Rửa sạch tay dưới vòi nước
1. Theo em, nếu làm theo đề xuất của bạn Khánh Nam thì có luôn chắc chắn thực hiện được quy định của Bộ Y tế không? Vì sao?
2. Nếu hướng dẫn cho em mình rửa tay đảm bảo vệ sinh thì em chọn quy trình của Bộ Y tế (như ở trang 80) hay chọn quy trình bạn Khánh Nam đề xuất? Em hãy giải thích lý do chọn
Lời giải:
1. Theo em, nếu làm theo đề xuất của bạn Khánh Nam thì không chắc chắn thực hiện được quy định của Bộ Y tế . Vì các bước của bạn Nam nói ra đang còn thiếu và chi tiết chưa được chính xác, ngoài ra bạn chỉ liệt kê ra, khiến người nghe không nhớ có những bước nào
2. Em chọn quy trình của Bộ y tế vì đầy đủ các bước và mỗi bước được miêu tả rõ ràng và chi tiết, dễ hiểu.
Giải Tin học 6 trang 85
Luyện tập 1 trang 85 Tin học lớp 6: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? Vì sao?
1. Chương trình máy tính là một bản tường thuật các việc máy tính cần làm.
2. Chương trình máy tính là một bản môt tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
3. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào.
4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán.
Lời giải:
1. Chương trình máy tính là một bản tường thuật các việc máy tính cần làm
=> Sai, chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
2. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình => Đúng.
3. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào
=> Đúng.
4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán => Đúng.
Lời giải:
Bước 1: Gọi C là chu vi, R là bán kính hình tròn.
Bước 2: Tìm bán kính hình tròn R = C / (2* π) (dựa theo công thức C = R* 2*π).
Bước 3: Tính diện tích hình tròn, gọi S là diện tích hình tròn, ta có S = π *R*R =C*C/(4*π ).
Lời giải:
Thí nghiệm gấp giấy để chia đường tròn ra thành các phần bằng nhau (không sử dụng bất kì thước đo gì)
Bước 1: Chuẩn bị 1 hình tròn.
Bước 2: Gấp đôi hình tròn sao cho các cung tròn trùng nhau, đường chính giữa là đường kính của đường tròn.
Bước 3: Tiếp tục gấp đôi (sao cho các bán kính trùng nhau).
Bước 4: Thực hiện đến khi không thể gấp nữa thì kết thúc.
Câu hỏi tự kiểm tra trang 85 Tin học lớp 6: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
1. Chương trình máy tính là các công thức tính toán mà máy tính có thể làm.
2. Một chương trình máy tính là bản mô tả một thuật toán viết bằng tiếng Anh.
3. Một chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính hiểu và làmđược.
4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự nếu khi mô tả ta đánh số mỗi dòng.
Lời giải:
Câu đúng là:
3. Một chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính hiểu và làm được.
4. Thuật toán có cấu trúc tuần tự nếu khi mô tả ta đánh số mỗi dòng.
Lý thuyết Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán
1. Thuật toán và chương trình máy tính
- Chương trình máy tính: bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
- Mỗi chương trình máy tính là 1 bản mô tả các việc cần làm mà máy tính có thể làm được theo từng bước để giải quyết 1 bài toán cụ thể.
2. Mô tả thuật toán
- Mô tả thuật toán phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, đầu vào là gì, đầu ra là gì và chỉ rõ sự kết thúc thuật toán.
- Cần mô tả thuật toán cho tốt thì người máy hay máy tính mới hiểu đúng và thực hiện được.
- Nếu không, kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi.
3. Cấu trúc tuần tự
- Cấu trúc tuần tự là cấu trúc điều khiển phổ biến nhất trong các thuật toán
- Các bước giải một bài toán, thực hiện một nhiệm vụ thường có thứ tự trước sau rất rõ ràng. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự.