Nội dung bài viết
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Chiếu dời đô sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 8 Chiếu dời đô
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- HS nắm được những nét tiêu biểu về tác giả Lý Công Uẩn.
- HS nắm được những nét chung về văn bản “Chiếu dời đô”.
+ Hiểu biết bước đầu về thể Chiếu.
+ Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Năng lực nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Về phẩm chất
- Giúp HS bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát triển thủ đô ngàn năm văn hiến.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy.
- Phiếu học tập.
- Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Chiếu dời đô.
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: nghe lời bài hát“ Hà Nội linh thiêng, hào hoa” của nhạc sĩ Lê Mây, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Nêu cảm nhận của em về giai điệu, nội dung của bài hát?
+ Dựa vào kiến thức lịch sử đã học và hiểu biết của bản thân em hãy nêu những hiểu biết của em về Kinh thành Thăng Long - Hà Nội.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Chiếu dời đô.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Chiếu dời đô.
c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Lý Công Uẩn và thông tin tác phẩm Chiếu dời đô
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày những thông tin chính về tác giả Lý Công Uẩn?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ, tóm tắt ý chính. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS cách đọc, sau đó chia HS thành các cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu về văn bản “Chiếu dời đô” (hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, các luận điểm và bố cục). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - HS thực hiện nhiệm vụ, tóm tắt ý chính. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
|
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ. - Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). - Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. - Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ - Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên. - Sự nghiệp: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước.
2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết - Thể loại: Chiếu - Phương thức biểu đạt: Nghị luận - Các luận điểm: + Luận điểm 1: Lí do dời đô. + Luận điểm 2: Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất. - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô. + Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô + Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Chiếu dời đô.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 116
Giáo án Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Giáo án Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc