Giáo án Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

HS tiếp tục nhận biết được các yếu tố hình thức của truyện cười (nhân vật, lời thoại).

- HS hiểu được các yếu tố nội dung của văn bản (đề tài, ý nghĩa).

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Thông qua các hoạt động học tập để phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: ghét những thói hư tật xấu, biết phê phán, loại bỏ những tật xấu trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh bìa sách truyện cười dân gian Việt Nam, link web đọc thêm về truyện cười dân gian.

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS xem video sau: https://youtu.be/evxxxk2Z_sI (GV cắt lấy 3 phút đầu video)

- GV nêu câu hỏi kết nối bài học: Theo em, tại sao khi xem đoạn video này, em lại bật cười? Em cười ai? Cười điều gì ở nhân vật này?

- GV mời HS phát biểu ý kiến

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong xã hội nhiều khi có những kẻ học đòi khiến cho mình trở nên lố bịch trơ trẽn. Bất bình trước thói học đòi của một số kẻ thích làm sang theo lối thượng lưu nhưng thiếu hiểu biết đã gây cười cho thiên hạ, nhà viết kịch mô- li-e đã thể hiện điều đó qua nhân vật ông Giuốc - đanh mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả Mô-li-e, đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.

Giải quyểt vấn đề.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

c. Sản phẩm: HS nắm được nội dung của tác phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trình bày: Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e.

(GV yêu cầu HS chuẩn bị sản phẩm tìm hiểu tác giả ở nhà với hình thức: sơ đồ tư duy, trang Facebook cá nhân hoặc hồ sơ người nổi tiếng).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin tác giả, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, những chỗ lời nhân vật, đọc đúng giọng điệu.

- GV mời học sinh chọn vai và đọc:

+ Người dẫn chuyển cảnh

+ Ông Giuốc-đanh: Giàu có, ngu ngơ, lại háo danh, dễ bị lừa.

+ Bác phó may

+ Tay thợ phụ.

=> Giọng phó may, thợ phụ: Khéo léo, chiều khách, nịnh hót nhưng trong bụng lại biết rõ và coi thường vị khách sộp nhưng ngu ngốc này.

- HS thảo luận theo cặp trong bàn:

+ Nêu xuất xứtóm tắt đoạn trích.

+ Văn bản có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Mô-li-e

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Mô-li-e sinh ở Paris, cha ông là nhà buôn len dạ giàu có sau đó làm hầu cận nhà vua. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Ông học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.

- Mô-li-e thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.

- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Mô-li-e từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, ông bị bỏ tù..

- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu

- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”

- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

 

 

2. Tác phẩm

- Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” gồm 5 hồi, được ra đời là theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV, nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì.

- Thể loại: Hài kịch.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

- Văn bản “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” được trích từ cảnh 5 hồi 2.

- Đoạn trích kể chuyện bác phó may mang đến cho ông Giuốc-đanh bộ lễ phục thêu hoa ngược khiến ông tức giận. Nhưng khi nghe bác ta nói tất cả những người quý tộc đều mặc như vậy cả thì Giuốc-đanh tỏ vẻ rất hài lòng.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc-đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.

 

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 95

Giáo án Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Giáo án Thi nói khoác

Giáo án Nghị luận về một vấn đề của đời sống

Giáo án Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống & Tự đánh giá

Để mua Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá