Một số cá nóc chứa độc tố tetrodotoxin, hepatotoxin, chất độc tập trung ở buồng trứng, gan, ruột và mỡ cá

213

Với giải Bài 8 trang 73 Chuyên đề Sinh học 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Ôn tập chuyên đề 3 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Ôn tập chuyên đề 3

Bài 8 trang 73 Chuyên đề Sinh học 11: Một số cá nóc chứa độc tố tetrodotoxin, hepatotoxin, chất độc tập trung ở buồng trứng, gan, ruột và mỡ cá. Thịt cá tươi thường không độc và ăn rất ngon, nhưng khi cá chết, chất độc từ nội tạng thấm vào thịt cá. Độc tố cá nóc tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây đỏ mặt; giãn đồng tử; mệt mỏi; lạnh; tê môi, lưỡi; tê liệt toàn thân và có thể dẫn tới tử vong. Chỉ cần 2 g mỡ cá cũng đủ gây chết người.

a. Để phòng ngộ độc cá nóc, khi ăn cá cần phải chú ý điều gì?

b. Có nên ăn cá nóc vào mùa sinh sản (từ tháng 6 đến tháng 12) không? Vì sao?

Lời giải:

a. Để phòng ngộ độc cá nóc, khi ăn cá cần phải chú ý: không ăn các bộ phận chứa chất độc của cá nóc, như buồng trứng, gan, ruột và mỡ cá; không sử dụng cá nóc đã bị chết để chế biến vì khi cá chết, chất độc từ nội tạng sẽ thấm vào thịt cá.

b. Không nên ăn cá nóc vào mùa sinh sản (từ tháng 6 đến tháng 12) vì chất độc tập trung ở buồng trứng, do đó chất độc sẽ tăng lên trong mùa sinh sản.

Đánh giá

0

0 đánh giá