Lý thuyết Tin học 6 Bài 1 (Cánh diều 2024): Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

4.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.

Tin học lớp 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

1. Công cụ Tìm kiếm và Thay thế

- Công cụ Tìm kiếm giúp nhanh chóng định vị được một cụm từ cho trước ở những vị trí nào trong văn bản.

- Công cụ Thay thế giúp nhanh chóng tìm và chỉnh sửa một cụm từ bất kì trong văn bản, đặc biệt là khi cụm từ đó xuất hiện nhiều lần trong văn bản dài.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản | Cánh diều

2. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Tìm kiếm

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản | Cánh diều

3. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Thay thế

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản | Cánh diều

B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Câu 1: Giữa các từ dùng mấy kí tự trống để phân cách? 

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

TRẢ LỜI:Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống (Space Bar) để phân cách.

Đáp án: A.

Câu 2: Các thành phần của văn bản gồm: 

A. Kí tự.

B. Đoạn.

C. Trang.

D. Tất cả đáp án trên.

TRẢ LỜI: Các thành phần của văn bản gồm:

- Kí tự: Là con chữ, số, ký hiệu, … là thành phần cơ bản nhất của văn bản.

- Từ là các kí tự gõ liền nhau.

- Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang phải là một dòng.

- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa tạo thành một đoạn văn bản.

- Trang: Phần văn bản trên một trang in gọi là trang văn bản.

Đáp án: D.

Câu 3: Để di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết, ta thực hiện: 

A. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đó.

B. Bằng cách nháy chuột vào vị trí cuối dòng.

C. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đầu dòng.

D. Bằng cách nháy đúp chuột vào vị trí đó.

TRẢ LỜI: Để di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần thiết, ta chỉ cần nháy chuột tại vị trí đó. Có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, End, … trên bàn phím để di chuyển con trỏ.

Đáp án: A.

Câu 4: Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào? 

A. f, s, j, r, x.

B. s, f, r, j, x.

C. f, s, r, x, j.

D. s, f, x, r, j.

TRẢ LỜI: Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím f, s, r, x, j.

Đáp án: C.

Câu 5: Nếu không có công cụ Tìm kiếm trong phần mềm Soạn thảo văn bản, em sẽ gặp khó khăn nào trong những khó khăn được kể ra sau đây? 

A. Không thể tìm được một từ nào đó trong một văn bản dài.

B. Rất mất thời gian khi muốn biết một từ cần tìm ở những vị trí nào trong một văn bản dài.

C. Không thể biết tất cả các vị trí của từ cần tìm trong văn bản.

D. Chắc chắn nhầm lẫn khi đếm số từ cần tìm trong một văn bản dài.

TRẢ LỜI: Nếu dùng nhiều thời gian để tìm thật cẩn thận ta vẫn có thể biết được một từ nào đó có trong văn bản hay không cho dù văn bản dài, hơn nữa biết được từ đó xuất hiện bao nhiêu lần và ở những vị trí nào. 

Đáp án: B.

Câu 6: Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word. 

A. Buổi sáng, chim hót véo von. 

B. Buổi sáng , chim hót véo von.

C. Buổi sáng,chim hót véo von. 

D. Buổi sáng ,chim hót véo von .

TRẢ LỜI: Quy tắc gõ văn bản trong Word là các dấu ngắt câu: (.) (,) (:) (;) (!) (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu đoạn văn bản đó vẫn còn nội dung.

Đáp án: A.

Câu 7: Chọn câu sai: 

A. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản.

B. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải.

C. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết.

D. Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt.

TRẢ LỜI: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, trước tiên là ta gõ nội dung văn bản sau khi gõ xong thì trình bày văn bản sau, tránh sửa chữa nhiều lần.

Đáp án: A.

Câu 8: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode?

A. VNI-Times.

B. VnArial.

C. VnTime.

D. Time New Roman.

TRẢ LỜI:

- Phông chữ dùng mã Unicode: Time New Roman, Arial, Tahoma…

- Phông chữ dùng mã TCVN3: .VnTime, .VnArial…

- Phông chữ dùng mã VNI: VNI-Times, VNI-Top, VNI-Helve…

Đáp án: D.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng về con trỏ soạn thảo văn bản:

A. Có dạng chữ II in hoa hoặc hình mũi tên.

B. Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.

C. Cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào.

D. Cả B và C.

TRẢ LỜI: Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.

Đáp án: D.

Câu 10: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn? 

A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản.

B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản.

C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản.

D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự.

TRẢ LỜI:Sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn: Kí tự - từ - câu - dòng - đoạn văn bản.

Đáp án: B.

Câu 11: Trong soạn thảo văn bản nhấn Enter một lần để? 

A. Phân cách giữa các kí tự.

B. Phân cách giữa các từ.

C. Phân cách giữa các đoạn.

D. Phân cách giữa các trang.

TRẢ LỜI: Trong soạn thảo văn bản nhấn Enter một lần để phân cách giữa các đoạn

Đáp án: C.

Câu 12: Hãy chỉ ra thứ tự thực hiện các bước sau để nhận được cách tìm kiếm một cụm từ trong phần mềm Soạn thảo văn bản:

1. Trong hộp thoại Navigation, nhập cụm từ cần tìm vào ô Search Document (Hình 7).

2. Nháy chuột vào lệnh Find để mở hộp thoại Navigation.

3. .........................................................................................

4. Nháy nút X ở bên phải ô chứa từ cần tìm nếu muốn kết thúc tìm kiếm cụm từ đã nhập. Đóng hộp thoại Navigation khi không tìm kiếm nữa.

5. Nháy chuột vào từng cụm từ tìm thấy trong hộp thoại Navigation để định vị con trỏ đến cụm từ đó trong trang văn bản.

A. Xem số lượng kết quả tìm kiếm bên dưới ô vừa nhập cụm từ cần tìm.

B. Xem nội dung kết quả tìm kiếm bên dưới ô vừa nhập cụm từ cần tìm.

C. Xem cách thức kết quả tìm kiếm bên dưới ô vừa nhập cụm từ cần tìm.

D. Xem số kí tự trong cụm từ vừa nhập bên dưới ô vừa nhập.

TRẢ LỜI: Xem số lượng kết quả tìm kiếm bên dưới ô vừa nhập cụm từ cần tìm.

Đáp án: A.

Câu 13: Hãy chỉ ra thứ tự thực hiện các từ cần bước sau để nhận được cách tìm tất cả những chỗ xuất hiện một từ cần thay thế bằng một từ khác:

A. Nháy chuột vào lệnh Replace all (Hình 8).

B. Nhập từ cần thay thế vào ô Replace With.

C. Nhập từ cần tìm vào ô Find What.

D. Nháy chuột vào lệnh Replace để mở hộp thoại Find and Replace.

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1 (có đáp án): Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản | Cánh diều

A. 4-3-2-1.

B. 2-3-4-1.

C. 3-3-4-1.

D. 1-3-2-4.

TRẢ LỜI:

- Nháy chuột vào lệnh Replace để mở hộp thoại Find and Replace.

- Nhập từ cần tìm vào ô Find What.

- Nhập từ cần thay thế vào ô Replace With.

- Nháy chuột vào lệnh Replace all (Hình 8).

Đáp án: A.

Câu 14: Công cụ Tìm kiếm trong phần mềm Soạn thảo văn bản có giúp ta biết được có một từ hoặc một cụm từ nào đó không xuất hiện trong văn bản không? 

A. Có.

B. Không.

TRẢ LỜI: Công cụ Tìm kiếm sẽ không cho kết quả gì khi nó không tìm thấy từ hay cụm từ cần tìm. Do đó ta kết luận là nó không có trong văn bản.

Đáp án: A.

Câu 15: Điền từ hoặc cụm từ (chính xác, tìm kiếm, thay thế, yêu cầu) vào chỗ chấm thích hợp để hoàn thành đoạn văn bản dưới đây: 

“Công cụ Tìm kiếm và …(1)… giúp chúng ta tìm kiếm hoặc thay thế các từ hoặc cụm từ theo yêu cầu một cách nhanh chóng và chính xác.”

A. Thay thế.                     

B. Tìm kiếm.

C. Xóa.

D. Định dạng.

TRẢ LỜI: Công cụ Tìm kiếm và thay thế giúp chúng ta tìm kiếm hoặc thay thế các từ hoặc cụm từ theo yêu cầu một cách nhanh chóng và chính xác.

Đáp án: A.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

Lý thuyết Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Lý thuyết Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản

Lý thuyết Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản

Lý thuyết Bài 4: Trình bày thông tin ở dạng bảng

Đánh giá

0

0 đánh giá