Lý thuyết Tin học 6 Bài 3 (Cánh diều 2024): Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

4.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.

Tin học lớp 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

1. Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia Internet

Nhận diện thông điệp quảng cáo hay mang nội dung xấu

- Gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề xưng hô chung và mời chào hấp dẫn.

- Thông thường kẻ xấu sẽ được ra mồi nhử hấp dẫn, yêu cầu bạn đăng nhập hoặc đóng chi phí qua bưu điện.

- Kẻ xấu cũng có thể giả danh công an, bưu điện, ngân hàng đe doạ nạn nhân.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet | Cánh diều

2. Sử dụng phần mềm diệt Virus

Thực hiện diệt virus bằng một phần mềm:

Không có phần mềm diệt virus vạn năng diệt được mọi virus, vì thế ý thức cảnh giác và hiểu biết của con người sử dụng là yếu tố quyết định.

3. Tạo mật khẩu mạnh

Tạo và kiểm tra độ mạnh của mật khẩu: Ví dụ: mật khẩu phải dài quá 8 kí tự, có số, kí hiệu, kí tự…

Kiểm tra độ mạnh của mật khẩu qua một số trang web tin tưởng như:

http://howsecureismypassword.net/

http://passsword.kaspersky.com/

B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

Câu 1: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.

D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

TRẢ LỜI: Không nên xâm phạm và phát tán các thông tin riêng tư của người khác. Thông tin riêng tư của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Nếu xâm phạm và phát tán thông tin riêng tư hay phát tán thông tin không đúng về người khác thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đáp án: A.

Câu 2: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là:

A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu;

B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an;

C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng;

D. Dễ cảm thấy bực bội cáu gắt; Có xu hướng chống đối bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít; …

E. Tất cả đáp án trên.

TRẢ LỜI: Một số tác hại có thể dễ dàng nhìn thấy khi nghiện chơi game trên mạng như: Rối loạn giấc ngủ, đau đầu; Luôn cảm thấy mệt mỏi do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; Buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an; Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng; Dễ cảm thấy bực bội cáu gắt; Có xu hướng chống đối bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít; …

Đáp án: E.

Câu 3: Mỗi ngày một học sinh cấp Trung học cơ sở nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?

A. Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt.

B. 20/24.

C. 12/24.

D. 7/24.

TRẢ LỜI: Với học sinh cấp Trung học cơ sở, việc học tập, vui chơi, luyện tập thể dục thể thao để phát triển sức khỏe tinh thần và thể chất là rất quan trọng. Vì vậy, càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt.

Đáp án: A.

Câu 4: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:

A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.

B. Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.

C. Tránh dùng mạng công cộng.

D. Không truy cập các liên kết lạ.

E. Không chia sẻ thông tin cá nhân…

F. Tất cả đều đúng.

TRẢ LỜI: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:

- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.

- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.

- Tránh dùng mạng công cộng.

- Không truy cập các liên kết lạ.

- Không chia sẻ thông tin cá nhân…

Đáp án: D.

 

Câu 5: Hầu hết những email quảng cáo sẽ bị bộ lọc tự động của Gmail hay Yahoo xếp vào hộp Spam. Em hãy mở hộp Spam và cho biết những dấu hiệu của một email quảng cáo. (Chú ý: không nên mở thử ra xem nội dung bên trong)?

A. Gửi từ địa chỉ lạ.

B. Tiêu đề thư xưng hô chung chung ("bạn thân mến", "quý khách").

C. Mời chào hấp dẫn (thông báo trúng thưởng, học bổng du học, hỗ trợ vay).

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI: Email quảng cáo thường có những dấu hiệu: gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng hô chung chung ("bạn thân mến", "quý khách") và mời chào hấp dẫn (thông báo trúng thưởng, học bổng du học, hỗ trợ vay).

Đáp án: D.

Câu 6: Để xây dựng một mật khẩu mạnh ta nên đặt như thế nào?

A. Gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt (".", "?", "!", "<", "#", ">"). 

B. Tránh đưa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,... vào mật khẩu. 

C. Mật khẩu càng dài thì càng mạnh. 

D. Để dễ nhớ chúng ta có thể sử dụng những từ trong một câu thơ, một đoạn văn nào đó.

E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI: Để xây dựng một mật khẩu mạnh theo các quy tắc đã học: gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt (".", "?", "!", "<", "#", ">"). Tránh đưa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,... vào mật khẩu. Mật khẩu càng dài thì càng mạnh. Để dễ nhớ chúng ta có thể sử dụng những từ trong một câu thơ, một đoạn văn nào đó.

Đáp án: E

Câu 7: Một số trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra độ mạnh của mật khẩu là:

A. https://howsecureismypassword.net/

B. https://password.kaspersky.com/

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

TRẢ LỜI: Một số trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra độ mạnh của mật khẩu là:

https://howsecureismypassword.net/

https://password.kaspersky.com/

Đáp án: C.

Câu 8: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.

B. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.

D. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.

TRẢ LỜI: Không nên chấp nhận kết bạn với một người lạ trên mạng, cũng không nên nhắn tin hay vào xem thông tin bởi nếu họ có ý xấu sẽ làm giả thông tin. Cách tốt nhất là bỏ qua tin nhắn, nếu có băn khoăn gì nên nói với bố mẹ, thầy cô.

Đáp án: B.

Câu 9: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?

A. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.

B. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.

C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.

D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.

TRẢ LỜI: Sau khi sử dụng hộp thư điện tử/ máy tính thì em nên đăng xuất để không bị người khác sử dụng hộp thư, máy tính của mình.

Đáp án: C.

Câu 10: Tác hại của Internet là: 

A. Não không có thời gian nghỉ ngơi.

B. Giảm tương tác trực tiếp. 

C. Bắt nạt qua mạng. 

D. Tác hại của mạng xã hội khiến bạn suy nghĩ tiêu cực.

E. Khiến bạn lơ là mục tiêu. …

F. Làm bạn dễ bị mất ngủ

G. Tất cả đáp án trên đều đúng

TRẢ LỜI: Tác hại của Internet là: 

- Não không có thời gian nghỉ ngơi.

- Giảm tương tác trực tiếp. 

- Bắt nạt qua mạng. 

- Tác hại của mạng xã hội khiến bạn suy nghĩ tiêu cực.

- Khiến bạn lơ là mục tiêu.

- Làm bạn dễ bị mất ngủ.

Đáp án: G.

Câu 11: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: 

A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.

B. Bản quyền.

C. Địa chỉ của trang web.

D. Các từ khóa liên quan đến trang web.

TRẢ LỜI: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề bản quyền của thông tin đó vì không phải mọi thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí, có nhiều thông tin mà chỉ người có quyền truy cập và khai thác.

Đáp án: B.

Câu 12: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.

D. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

TRẢ LỜI: Không nên xâm phạm và phát tán các thông tin riêng tư của người khác. Thông tin riêng tư của mỗi người được pháp luật bảo vệ. Nếu xâm phạm và phát tán thông tin riêng tư hay phát tán thông tin không đúng về người khác thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đáp án: A.

Câu 13: Cách phòng tránh nghiện Internet? 

A. Lập danh sách những việc mà Internet đã ngăn bạn khỏi chúng. 

B. Lập thời gian biểu mới. 

C. Hạn chế các ứng dụng, trang mạng, hay thói quen không tốt.

D. Tập thể dục.

E. Tất cả đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI: Cách phòng tránh nghiện Internet: 

-  Lập danh sách những việc mà Internet đã ngăn bạn khỏi chúng. 

- Lập thời gian biểu mới. 

- Hạn chế các ứng dụng, trang mạng, hay thói quen không tốt.

- Tập thể dục…..

Đáp án: E.

Câu 14: Để có thể sử dụng  internet an toàn và hiệu quả, cũng như tránh những tác hại của internet đối với học sinh cần:

A. Hạn chế sử dụng   Internet vào những công việc vô ích như chơi game, xem phim hay theo dõi các chương trình truyền hình. Việc này không những làm mất thời gian mà còn gây ảnh hưởng đến thần kinh và mắt của học sinh.

B. Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm hiệu quả nguồn dữ liệu trên Internet và tham gia các nhóm học tập tích cực, tiến bộ để tránh bị lôi kéo vào các cuộc bàn luận vô bổ.

C. Nên truy cập những trang web có nội dung bạo lực, đồi trụy, phản động. Cần có chính kiến rõ ràng để không bị lôi kéo bởi các nhóm, tổ chức không minh bạch để tránh bị lợi dụng.

D. Tăng cường hoạt động chia sẻ nguồn dữ liệu hữu ích và vui chơi, giải trí lành mạnh. Mỗi một hoạt động tích cực đều mang lại niềm vui cho bạn.

E. Đáp án A, B, D đều đúng.

TRẢ LỜI: Để có thể sử dụng  internet an toàn và hiệu quả, cũng như tránh những tác hại của internet đối với học sinh, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Hạn chế sử dụng  Internet vào những công việc vô ích như chơi game, xem phim hay theo dõi các chương trình truyền hình. Việc này không những làm mất thời gian mà còn gây ảnh hưởng đến thần kinh và mắt của học sinh.

- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm hiệu quả nguồn dữ liệu trên Internet và tham gia các nhóm học tập tích cực, tiến bộ để tránh bị lôi kéo vào các cuộc bàn luận vô bổ.

- Không truy cập những trang web có nội dung bạo lực, đồi trụy, phản động. Cần có chính kiến rõ ràng để không bị lôi kéo bởi các nhóm, tổ chức không minh bạch để tránh bị lợi dụng.

- Tăng cường hoạt động chia sẻ nguồn dữ liệu hữu ích và vui chơi, giải trí lành mạnh. Mỗi một hoạt động tích cực đều mang lại niềm vui cho bạn.

Đáp án: E.

Câu 15: Nếu bạn thân rủ em trốn học đi chơi điện tử, em sẽ xử lí thế nào?

A. Em sẽ đồng ý luôn.

B. Từ chối ,khuyên bạn không nên học chơi điện tử như vậy sẽ ảnh hưởng kết quả học tập, Nếu chơi điện tử ăn tiền vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.

C. Em sẽ báo với cô chủ nhiệm và bố mẹ bạn.

D. Đáp án D, C đúng.

TRẢ LỜI: Nếu bạn thân rủ em trốn học đi chơi điện tử, em sẽ từ chối, khuyên bạn không nên học chơi điện tử như vậy sẽ ảnh hưởng kết quả học tập, Nếu chơi điện tử ăn tiền vì đó cũng là một hình thức đánh bạc. Em sẽ báo với cô chủ nhiệm và bố mẹ bạn để kịp thời khuyên bảo bạn.

Đáp án: D.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Lý thuyết Bài 3: Thực hành phòng vệ trước ảnh hưởng xấu của Internet

Lý thuyết Bài 1: Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

Lý thuyết Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản

Lý thuyết Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản

Đánh giá

0

0 đánh giá