Giải SBT Vật Lí 10 trang 43 Chân trời sáng tạo

726

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 43 chi tiết trong Bài 14: Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 14: Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật

Câu 14.1 trang 43 SBT Vật lí 10: Chọn phát biểu đúng

A. Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng vô hướng.

B. Moment lực đối với một trục quay được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

C. Moment lực là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.

D. Đơn vị của moment lực là N/m.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A sai vì moment lực tác dụng lên vật là đại lượng có hướng.

B đúng.

C sai vì moment lực đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

D sai vì đơn vị moment lực là N.m.

Câu 14.2 trang 43 SBT Vật lí 10: Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng

A. làm vật quay.

B. làm vật chuyển động tịnh tiến.

C. vừa làm vật quay vừa chuyển động tịnh tiến.

D. làm vật cân bằng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Moment lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật quay.

Câu 14.3 trang 43 SBT Vật lí 10: Chọn từ/ cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống:

Khác nhau

Song song

Ngược chiều

Vuông góc

Cùng chiều

quay

Tịnh tiến

Bằng nhau

Ngẫu lực là hệ hai lực (1) …, (2) …, có độ lớn (3) … và cùng tác dụng vào một vật. Dưới tác dụng của ngẫu lực, chỉ có chuyển động (4) … của vật bị biến đổi.

Lời giải:

Ngẫu lực là hệ hai lực (1) song song, (2) ngược chiều, có độ lớn (3) bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. Dưới tác dụng của ngẫu lực, chỉ có chuyển động (4) quay của vật bị biến đổi.

Câu 14.4 trang 43 SBT Vật lí 10: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng?

(Câu hỏi nhiều lựa chọn)

A. Có thể dùng quy tắc hợp lực song song (ngược chiều) để tìm hợp lực của ngẫu lực.

B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

C. Moment của ngẫu lực tính theo công thức: M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực).

D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

E. Khi lực tác dụng càng lớn thì moment của lực càng lớn.

F. Khi tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ vừa có chuyển động tịnh tiến, vừa có chuyển động quay.

Lời giải:

Các nhận định đúng:

B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

C. Moment của ngẫu lực tính theo công thức: M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực).

D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

E. Khi lực tác dụng càng lớn thì moment của lực càng lớn.

A sai vì không thể tìm được hợp lực của ngẫu lực.

F sai vì khi tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ chuyển động tịnh tiến.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật Lí 10 trang 44

Giải SBT Vật Lí 10 trang 45

Giải SBT Vật Lí 10 trang 46

Giải SBT Vật Lí 10 trang 47

Đánh giá

0

0 đánh giá