10 câu Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4 (Cánh diều) có đáp án 2024: Tôn trọng sự thật

2.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 4: Tôn trọng sự thật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Câu 1: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?

A. Nhận xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng,… không đúng với thực tế.

B. Trốn trách, đùn đẩy trách nhiệm khi phạm sai lầm.

C. Nói dối bạn bè và người thân.

D. Người dân cung cấp đúng thông tin cho cơ quan điều tra.

Đáp án D

Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: người dân cung cấp đúng thông tin cho cơ quan điều tra.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tôn trọng sự thật?

A. Tức nước vỡ bờ

B. Phép vua thua lệ làng.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Ăn ngay nói thẳng.

Đáp án D

- Ăn ngay nói thẳng là câu tục ngữ nói về sự trung thực, tôn trọng sự thật.

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng sự thật?

A. Thuốc đắng giá tật – sự thật mất lòng.

B. Nói phải củ cải cũng nghe.

C. Ăn ngay, nói thật mọi tật mọi lành.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Đáp án D

- “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là câu tục ngữ nói về tình tương thân tương ái, yêu thương con người.

Câu 4: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

M ăn trộm tiền của mẹ để chơi game. Hành động của M bị chị gái bắt gặp. M khóc lóc xin lỗi chị gái và xin chị đừng nói với mẹ.

Nếu là chị gái của M, em nên làm gì?

A. Khuyên nhủ M nhưng cũng nói chuyện với mẹ để mẹ bảo ban em.

B. Giấu diếm mẹ, bao che cho em gái.

C. Tiêu số tiền đó cùng em gái và coi như không biết chuyện gì.

D. Ghét bỏ và đánh M vì tội ăn trộm.

Đáp án A

- Nếu là chị gái của M, em sẽ:

+ Khuyên nhủ để M nhận thức được hành vi của mình là sai trái.

+ Nói chuyện với mẹ để mẹ dạy dỗ, bảo ban em thêm.

Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

N và H nhìn thấy mặt tên trộm đã trộm tài sản nhà bác A. Hai bạn quyết định đến đồn công an để trình báo sự việc.

Hành động của N và H đã thể hiện điều gì?

A. Tôn trọng sự thật.

B. Tinh thần yêu nước.

C. Tình yêu thương.

D. Tình đoàn kết.

Đáp án A

Hành vi của N và H thể hiện tinh thần dũng cảm, tôn trọng sự thật, giúp cơ quan chức năng sớm bắt được kẻ gian.

Câu 6: Tôn trọng sự thật được hiểu là

A. bịa đặt, vu khống, nói xấu về người khác.

B. công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế.

C. cương quyết bảo vệ ý kiến cá nhân đến cùng.

D. giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

Đáp án B

Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế, suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật (SGK trang 21).

Câu 7: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là gì?

A. Nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

B. Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm.

C. Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án D

Biểu hiện của tôn trọng sự thật là nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm, nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình (SGK trang 21).

Câu 8: Ttôn trọng sự thật sẽ giúp chúng ta

A. hiểu rõ về sự việc từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt công việc.

B. vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt đến thành công.

C. có thêm sức mạnh để vượt qua những đau thương, mất mát.

D. lấy được niềm tin của người khác, từ đó có thể trục lợi cho bản thân.

Đáp án A

Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt công việc (SGK trang 21).

Câu 9: Người tôn trọng sự thật là người

A. kiên trì vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

B. luôn nỗ lực vươn lên để đạt được ước mơ.

C. thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng.

D. mưu mô, xảo quyệt, không được mọi người tin tưởng.

Đáp án C

Người tôn trọng sự thật là người được mọi người quí trọng, yêu quí, kính trọng, thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng (SGK trang 21).

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?

A. Luôn làm theo số đông, không có chính kiến riêng.

B. Kiên quyết bảo vệ quan điểm cá nhân dù quan điểm đó là sai.

C. Nói dối, che dấu sự thật để thu lợi bất chính cho bản thân.

D. Đánh giá đúng sự thật dù không có lợi thế cho mình.

Đáp án D

Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: đánh giá đúng sự thật dù không có lợi thế cho mình.

Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

- Biểu hiện: 

+ Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

+ Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm;

+ Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

2. Vì sao phải tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.

- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng.

Xem thêm các bài trắc nghiệm GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Trắc nghiệm Bài 4: Tôn trọng sự thật

Trắc nghiệm Bài 5: Tự lập

Trắc nghiệm Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Đánh giá

0

0 đánh giá