Giải SBT Vật Lí 10 trang 33 Chân trời sáng tạo

1.5 K

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 33 chi tiết trong Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động và Bài 11: Một số lực trong thực tiễn sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động và Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Bài 10.10* trang 33 SBT Vật lí 10: Một tàu chở hàng có tổng khối lượng là 4,0.108 kg đang vận chuyển hàng hóa đến nơi tiếp nhận thì đột nhiên động cơ tàu bị hỏng, lúc này gió thổi tàu chuyển động thẳng về phía đá ngầm với tốc độ không đổi 0,8m/s. Khi tàu chỉ còn cách bãi đá ngầm một khoảng 1 200 m thì gió ngưng thổi, đồng thời động cơ cũng được sửa chữa xong và hoạt động lại. Tuy nhiên bánh lái của tàu bị kẹt và vì vậy, tàu chỉ có thể tăng tốc lùi thẳng ra xa khỏi bãi đá ngầm (Hình 10.4). Biết lực do động cơ sinh ra có độ lớn 8,0.104 N và lực cản xem như không đáng kể.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Tàu có va chạm với bãi đá ngầm không? Nếu vụ va chạm xảy ra thì lượng hàng hóa trên tàu có được an toàn không? Biết vỏ tàu có thể chịu được va đập ở tốc độ tối đa 0,45m/s.

b. Lực tối thiểu do động cơ sinh ra phải bằng bao nhiêu để không xảy ra va chạm giữa tàu và bãi đá ngầm.

Lời giải:

a. Gọi v là tốc độ của tàu ngay trước khi tàu lùi ra xa bãi đá ngầm.

Áp dụng phương trình định luật II Newton, ta có:

a=FmF=m.a (1)

Chọn trục Ox hướng từ trái sang phải và chiếu (1) lên trục Ox, ta có:

F=m.aa=Fm=8.1044.108=15000m/s2

Vì a < 0 nên tàu chuyển động thẳng chậm dần đều.

Gọi vs là tốc độ của tàu khi đến bãi đá ngầm, ta có:

vs2v2=2a.s

vs=2a.s+v2=2.15000.1200+0,82=0,4m/s

Nhận thấy 0m/svs=0,4m/s0,45m/s nên tàu có va chạm với bãi đá ngầm nhưng hàng hóa trong tàu vẫn được an toàn.

b. Dễ thấy khi lực do động cơ sinh ra là nhỏ nhất để không xảy ra va chạm thì tàu sẽ dừng lại ngay tại bãi đá ngầm, nghĩa là v’s = 0 m/s.

Ta có:

a'=v22s=0,822.1200=13750m/s2

Lực tối thiểu do động cơ sinh ra để tránh va chạm là:

F=m.a'4.108.13750=10,67.104N

Dấu “-” thể hiện lực đẩy của động cơ ngược chiều chuyển động của tàu để tránh va chạm.

Vậy động cơ cần tạo ra một lực đẩy có độ lớn tối thiểu là 10,67.104N để tránh va chạm với đá ngầm.

Câu 11.1 trang 33 SBT Vật lí 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?

A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P=m.g.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trọng lực của vật:

- Trọng lực được xác định bởi biểu thức P=m.g.

- Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

- Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 11.2 trang 33 SBT Vật lí 10: Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng m1 < m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1 và P2 luôn thỏa mãn điều kiện

A. P1=P2.

B. P1P2<m1m2.

C. P1>P2.

D. P1P2=m1m2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tại cùng một địa điểm, hai vật chịu cùng gia tốc trọng trường như nhau.

P1=m1gP2=m2gP1P2=m1m2

Và m1<m2P1<P2

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật Lí 10 trang 29

Giải SBT Vật Lí 10 trang 30

Giải SBT Vật Lí 10 trang 31

Giải SBT Vật Lí 10 trang 32

Giải SBT Vật Lí 10 trang 34

Giải SBT Vật Lí 10 trang 35

Giải SBT Vật Lí 10 trang 36

Đánh giá

0

0 đánh giá