Trong quá trình săn mồi, dơi phát ra các xung âm thanh và sử dụng các âm dội lại để định hướng đường bay về phía con bướm

356

Với giải Bài 14.4 trang 47 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Câu 14.4 trang 47 SBT Sinh học 11: Trong quá trình săn mồi, dơi phát ra các xung âm thanh và sử dụng các âm dội lại để định hướng đường bay về phía con bướm. Đồng thời, âm thanh siêu âm do dơi phát ra cũng hoạt hoá các thụ thể rung động ở bụng con bướm, nhờ đó, con bướm có thể phát hiện được con dơi ở khoảng cách 30 m (khoảng cách gấp 10 lần so với khoảng cách mà con dơi có thể phát hiện được con bướm). Hãy cho biết:

a) Nhờ bộ phận nào mà con bướm có thể phát hiện con dơi?

b) Con bướm sẽ có phản ứng gì khi phát hiện con dơi? Vai trò của phản ứng đó là gì?

c) Trong hiện tượng trên, con dơi có thể bắt được con bướm không? Vì sao?

Lời giải:

Đáp án đúng là:

a) Nhờ các thụ thể rung động ở bụng, con bướm có thể phát hiện con dơi.

b) Khi phát hiện con dơi, bướm sẽ tăng tốc độ bay. Phản ứng này giúp bướm thoát khỏi dơi để không bị ăn thịt.

c) Con dơi có thể bắt được con bướm vì tốc độ di chuyển của dơi nhanh hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá