Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 8.
Công nghệ 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí
A. Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 16: Vật liệu cơ khí
I. Khái quát về vật liệu cơ khí
- Vật liệu cơ khí bao gồm các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí để tạo nên các sản phẩm.
- Vật liệu cơ khí rất đa dạng và phong phú.
- Vật liệu cơ khí có các tính chất cơ bản như: tính chất vật lí, tinh chất hoá học và tinh chất công nghệ.
II. Các loại vật liệu cơ khí thông dụng
Căn cứ vào tính chất vật liệu cơ khí chia làm hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
1. Vật liệu kim loại
- Kim loại đen:
+ Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và carbon.
+ Dựa vào tỉ lệ carbon, kim loại đen được chia thành hai loại chính là gang (tỉ lệ carbon ≥ 2,14%) và thép (tỉ lệ carbon <2,14%).
- Kim loại màu:
+ Ngoài kim loại đen, các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu.
+ Kim loại màu thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.
2. Vật liệu phi kim loại
Các vật liệu phi kim loại được dùng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo, cao su.
- Chất dẻo
+ Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ như dầu mỏ, than đá, khí đốt,...
+ Gồm 2 loại: chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn (chất dẻo được hoá rắn sau khi ép dưới áp suất và nhiệt độ).
- Cao su
+ Là loại vật liệu phi kim loại, cao su
+ Gồm hai loại: cao su có nguồn gốc từ tự nhiên và cao su nhân tạo.
- Ngoài ra còn có các vật liệu khác như thuỷ tinh, gốm,...
Sơ đồ tư duy Vật liệu cơ khí
B. 10 câu trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 6: Vật liệu cơ khí
Đang cập nhật ...
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Vật liệu cơ khí
Lý thuyết Bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động
Lý thuyết Bài 8: Gia công cơ khí bằng tay
Lý thuyết Bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
Lý thuyết Bài 11: Tai nạn điện