Tài liệu soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật sống động, thu hút sự khám phá, giải mã của người đọc. Việc phân tích tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ và những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Trong bài 6. Chân dung cuộc sống, em đã được hướng dẫn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.
Yêu cầu
• Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
• Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
• Nêu được chủ đề của tác phẩm
• Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyệnnghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,...), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.
• Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
* Phân tích bài viết tham khảo
Bức tranh của em gái tôi – lời tự thú chân thành
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm:
Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối.... Ông là cây bút dành cho thiếu nhi những truyện ngắn dễ thương
Bức tranh của em gái tôi là một bức tranh đẹp qua đó thấy được tuổi thơ đẹp đẽ.
2. Nêu ngắn gọn nội dung chính và chủ đề của tác phẩm.
- Nội dung: Truyện kể về kiều Phương, em gái của "tôi", Kiều Phương là một cô gái có tài hội họa thiên bẩm. Tài năng của em được phát hiện khi một họa sĩ là bạn của bố đến chơi. Biết em gái có năng khiếu "tối" cảm thấy ghen tị và mặc cảm, nhờ chú họa sĩ, giới thiệu, Kiều Phương tham dự cuộc thi vẽ tranh quốc tế và đoạt giải nhất với bức tranh em trai mình.
- Chủ đề của tác phẩm: Tài năng và tình yêu thương em gái dành cho anh trai mình.
3. Dùng lí lẽ, bằng chứng để chỉ ra và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Bức tranh thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiều Phương và "tôi" hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, em giống như một thiền thần nhỏ, hồn nhiên, trong trẻo, vô tư đa tình yêu thương ấm áp cho mọi người xung quanh với những con vật, đồ vật.
4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật "tôi".
Tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật "tôi" là người anh trai chú ý tới từng hành động nhỏ nhặt của em gái, từ việc thích thủ lục lọi đồ đạc trong nhà đến cách chế thuốc vẽ lạ đời. Sự tò mò ấy cũng là một kiểu quan tâm. Bước ngoặt tâm lí của người anh bắt đầu từ lúc tài năng hội họa của em được phát hiện.
5. Khẳng định tâm huyết, tài năng của tác giả và ý nghĩa, giá trị cửa tác phẩm.
Để viết được một truyện như vậy, ngoài tình cảm yêu mến dành cho các bạn nhỏ, tác giả còn phải thực sự am hiểu tâm lí tuổi mới lớn – lứa tuổi đã bắt đầu bớt hồn nhiên bởi sự xuất hiện những rắc rối rất cần được giải quyết....
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
Có thể tham khảo các đề tài:
- Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật, trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
b. Tìm ý
Có thể tìm ý bằng cách đặt câu hỏi xoay quanh tác phẩm.
Nội dung của truyện là gì? Nội dung ấy được thể hiện như thế nào qua hệ thống nhân vật, sự kiện?
Chủ đề của truyện là gì?
Truyện có những đặc điểm nổi bật nào về hình thức nghệ thuật? Những đặc điểm ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung?
Ý nghĩa của truyện là gì?
c. Lập dàn ý
Từ các ý đã tìm được, sắp xếp thành dàn ý hợp lí.
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm(nhan đề, tác giả), nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Thân bài:
+ Nêu nội dung chính của tác phẩm.
+ Nêu chủ đề của tác phẩm.
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
2. Viết bài
- Dựa vào dàn ý, triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm đã xây dựng. Xác định rõ mục đích viết bài văn phân tích tác phẩm truyện để không viết theo lối kể chuyện hay nêu cầm nghĩ về câu chuyện đã đọc.
- Mỗi luận điểm cần được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ, bằng chứng. Khi phân tích, cần bám sát sự kiện, nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,... Chú ý phân tích có diện, có điểm, lựa chọn được các yếu tố đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm để đi sâu khai thác.
Bài viết tham khảo
Khánh Hoài là một nhà văn giàu tình yêu thương với trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó là truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ cuộc chia tay xúc động của hai anh em Thành và Thủy, tác giả đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu chuyện kể về một gia đình có hai anh em là Thành và Thủy. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Khánh Hoài đã xây dựng một tình huống đặc biệt để cho thấy tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy. Người mẹ yêu cầu hai anh em phải đem đồ chơi ra chia. Nghe thấy tiếng mẹ nói chia đồ chơi mà Thủy không kìm nổi nỗi sợ hãi “bất giác run lên bần bật, kinh hoàng”. Còn Thành thì thầm nghĩ: “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”. Đối mặt với cuộc chia tay, Thành và Thủy đều cảm thấy buồn bã và thật nặng nề. Nhưng điều đó không làm tình cảm của cả hai mất đi. Đến tận bây giờ, hai anh em vẫn nhường nhịn và dành những điều tốt nhất cho nhau, thật đáng trân trọng. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.
Sau khi chia đồ chơi, Thành đưa em đến trường tạm biệt thầy cô và bạn bè. Khung cảnh ngôi trường hôm nay sao mà thân thương đến vậy. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Sau khi từ trường về nhà, Thành và Thủy nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa. Dường như đó cũng chính là mong muốn của Thủy. Em mong rằng mình và anh trai sẽ không phải xa cách nhau nữa. Cuộc chia tay diễn ra đẫm nước mắt, buồn bã và đau thương. Cả hai anh em đều sẽ không biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.
Cuộc chia tay của những con búp bê đã gợi cho người lớn bao suy nghĩ về trách nhiệm của mình, về việc gìn giữ mái ấm hạnh phúc để cho con cái được vui vẻ, trọn vẹn yêu thương.
3. Chỉnh sửa bài viết
Với bài viết phân tích tác phẩm truyện, cần tập trung vào một số vấn đề sau: .
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu được ý kiến khái quát về tác phẩm Nếu chưa thì bổ sung.
- Nêu được nội dung chính và chủ đề của truyện. Nếu chưa nêu được hoặc nêu chưa rõ, chưa chính xác thì bổ sung, chỉnh sửa.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nếu có yếu tố nghệ thuật cần được làm nổi bật hơn nữa thì tập trung phân tích sâu yếu tố đó để không rơi vào tình trạng phân tích dàn trải.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)
Thực hành đọc: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng