Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967) sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.
Lịch sử lớp 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)
Video giải Lịch sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939- 967) - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
- Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền bỏ chức tiết độ sứ, xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938 – tranh minh họa)
- Bộ máy nhà nước:
+ Ở trung ương: Chính quyền mới được thiết lập do vua là người đứng đầu, có quyền quyết định mọi việc. Dưới có các quan văn, võ phụ trách từng công việc.
+ Ở địa phương, vua giao các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng.
- Đất nước yên bình, văn hóa dân tộc được khôi phục => nền độc lập dân tộc được khẳng định, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
a. Tình trạng loạn 12 sứ quân
- Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm cứ một vùng.
- Đến năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân.
Lược đồ cát cứ 12 sứ quân
b. Sự thành lập nhà Đinh
- Trong 2 năm (966 - 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước.
- Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đinh.
Đinh Bộ Lĩnh tập trận cờ lau (tranh minh họa)
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập (939-967)
Câu 1. Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
Đáp án đúng là: C
Chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong trận Bạch Đằng (năm 938) đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam; mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho đất nước (SGK Lịch Sử 7 - trang 45).
Câu 2. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền.
B. Lê Hoàn.
C. Lí Công Uẩn.
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Đáp án đúng là: D
Trong 2 năm (966 - 967), bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh (SGK Lịch Sử 7 - trang 46).
Câu 3. “ Loạn 12 sứ quân” diễn ra vào thời điểm nào?
A. Đầu thời Ngô.
B. Cuối thời Ngô.
C. Đầu thời Đinh.
D. Cuối thời Đinh.
Đáp án đúng là: B
Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm một vùng, lịch sử gọi là “loạn 12 sứ quân”.
Câu 4. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Đại La.
B. Cổ Loa.
C. Hoa Lư.
D. Phong Châu.
Đáp án đúng là: B
Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô cho nhà nước độc lập (SGK Lịch Sử 7 - trang 45).
Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
A. Bắc Bình Vương.
B. Vạn Thắng Vương.
C. Đông Định Vương.
D. Bố Cái Đại Vương.
Đáp án đúng là: B
Với tài năng của mình, lại được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương (SGK Lịch Sử 7 - trang 46).
Câu 6. Nhận xét dưới đây của nhà sử học Lê Văn Hưu đề cập đến nhân vật nào?
“Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết”.
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Ngô Quyền.
C. Lê Hoàn.
D. Nguyễn Huệ.
Đáp án đúng là: A
Nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu phản ánh về Đinh Bộ Lĩnh. Chúng ta có thể nhận biết thông qua các dữ liệu:
+ Tiên Hoàng => Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế.
+ Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Câu 7. Cuối thời Ngô, sứ quân của Kiều Công Hãn chiếm cứ vùng đất nào?
A. Phong Châu.
B. Đằng Châu.
C. Tiên Du.
D. Đường Lâm.
Đáp án đúng là: A
Cuối thời Ngô, sứ quân của Kiều Công Hãn chiếm cứ vùng đất Phong Châu (quan sát hình 1. Lược đồ cát cứ của 12 sứ quân).
Câu 8. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xây dựng đất nước theo chế độ
A. phong kiến phân quyền.
B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ chuyên chế.
D. cộng hòa quý tộc.
Đáp án đúng là: C
Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã xây dựng đất nước theo chế độ quân chủ chuyên chế: vua đứng đầu đất nước, có quyền quyết định mọi việc; dưới vua là các quan văn,võ phụ trách từng công việc.
Câu 9. Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã
A. lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.
B. bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương.
C. lập ra nhà nước Vạn Xuân.
D. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch.
Đáp án đúng là: B
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền đã bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
Câu 10. Việc làm nào của Ngô Quyền đã khẳng định chủ quyền quốc gia?
A. Lên ngôi Hoàng đế sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
B. Đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước mong đất nước trường tồn.
C. Xưng là Tiết độ sứ, cử sứ giả sang Trung Quốc xin sắc phong.
D. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.
Đáp án đúng là: D
Tiết độ sứ vốn là chức quan đứng đầu một địa phương của Trung Quốc, do đó việc Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ để xây dựng một chính quyền riêng của người Việt đã khẳng định chủ quyền quốc gia.
Câu 11.Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
A. Rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”
B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
C.Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.
D. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước.
Đáp án đúng là: B
Năm 944, Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên, mỗi người chiếm một vùng, lịch sử thường gọi là “loạn 12 sứ quân”.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về tổ chức nhà nước thời Ngô?
A. Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
B. Thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.
C. Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
D. Đặt cơ sở cho sự phát triển trong giai đoạn sau.
Đáp án đúng là: B
- Nhà Ngô chỉ có chính quyền do một vua đứng đầu. Ở Việt Nam, chế độ Thái Thượng Hoàng được thiết lập dưới thời nhà Trần (vua nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng hoàng, cùng cai quản đất nước).
Câu 13. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc Việt Nam là gì?
A. Chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
B. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, tái thiết nền độc lập của dân tộc.
C. Đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
D. Là người đầu tiên xưng “đế” sánh ngang với phong kiến phương Bắc.
Đáp án đúng là: A
- Đinh Bộ Lĩnh là người có công lao yo lớn trong việc: chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, tái thiết nền độc lập của dân tộc là công lao của Ngô Quyền.
+ Nhà Tống đem quân xâm lược Việt Nam 2 lần, dưới thời kì trị vị của nhà Tiền Lê và Lý
+ Người đầu tiên ở Việt Nam xưng “đế” sánh ngang với phong kiến phương Bắc là Lý Bí (Lý Nam Đế).
Câu 14.Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau:
“ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”
A. Sông Mã.
B. Sông Cả.
C. Sông Hồng.
D. Sông Bạch Đằng.
Đáp án đúng là: D
Sông Bạch Đằng gắn với chiến công của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán (SGK Lịch Sử 7 - trang 42).
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.
C. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.
D. Liên kết với các sứ quân khác.
Đáp án đúng là: C
- Sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh không có liên quan đến nhà Tống.
- Nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”:
+ Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
+ Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.
+ Liên kết với các sứ quân khác (sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh có sự liên kết với sứ quân của Trần Lãm; chiêu dụ được sứ quân của Phạm Bạch Hổ…).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)
Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)
Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)