Trả lời Câu 1 trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt trang 105 tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105 tập 2 hay nhất
Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão,
Cũng khi lên mặt dáng văn thân.
(Trần Tế Xương. Tự trào I)
b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
(Hồ Xuân Hương. Mời trầu)
c. Ghế trẻo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
(Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)
Trả lời:
Sắc thái nghĩa của từ ngữ:
a. “Vểnh râu”: vốn là từ ngữ chỉ ý “nhàn nhã” với cảm xúc bông đùa hoặc chê trách
“Lên mặt”: vốn là từ ngữ xấu, nghĩa dùng chỉ ý “tỏ ra kiêu căng, coi thường người khác”. Trong ngữ cảnh bài thơ Tự trào I, những từ ngữ này được dùng để thể hiện cảm xúc “tự trào” (tự châm biếm, tự chế giễu mình) của Trần Tế Xương.
b. “Quệt”: thể hiện thái độ tự tin, mạnh mẽ và có phần bông đùa, giễu cợt của Hồ Xuân Hương khi mời trầu.
c. “Bảnh chọe”: thể hiện thái độ giễu cợt, coi khinh của Nguyễn Khuyến dành cho những “tiến sĩ giấy”.
Xem thêm lời giải Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Cho câu thơ sau:...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 105