Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học và vấn đề môi trường lớp 12.
Bài giảng Hóa học 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường
Câu hỏi và bài tập (trang 204,205 SGK Hóa Học 12)
Bài 1 trang 204 SGK Hóa Học 12: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
Lời giải:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường là vì:
+ Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Ngoài ra nó còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất
+ Sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm số lượng chất thải không ngừng tăng lên ở nhiều nơi, gây ra sự ô nhiễm môi trường.
+ Thế giới hiện nay phải gánh chịu những thách thức về môi trường như: khí hậu toàn cầu biến đổi, thiên tai gia tăng,...
+ Sự suy giảm tầng ozon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các sinh vật trên trái đất như: gây ra nhiều bệnh tật cho con người, làm giảm năng suất cây trồng,...
+ Tài nguyên rừng, đất rừng đồng có bị suy thoái, có nơi bị biến thành sa mạc...
+ Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộng, do đó bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động của con người và tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật, do đó cần phải bảo vệ môi trường
Bài 2 trang 204 SGK Hóa Học 12: Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Lời giải:
* Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:
- Nguồn gốc tự nhiên.
- Nguồn gốc con người:
+ Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, thất thoát khí độc trong quá trình sản xuất. Các chất thải công nghiệp thường có nồng độ cao và tập trung.
+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, kèm theo bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm không khí trên các tuyến giao thông.
+ Khí thải do sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, nguồn thải các khí độc nhỏ nhưng phân bố dày đặc, cục bộ trong từng không gian hẹp nên gây độc hại trực tiếp đến con người.
Bài 3 trang 204 SGK Hóa Học 12: Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Lời giải:
Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm :
- Nguồn gốc tự nhiên : núi lửa, ngập úng, đất nhiễm mặn do triều cường, đất bị vùi lấp do cát.
- Nguồn gốc do con người : tác nhân hóa học (chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp như phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng), tác nhân sinh học, tác nhân vật lí.
Bài 4 trang 204 SGK Hóa Học 12: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb,...
B. các ion ; ; .
C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
D. cả A, B, C.
Lời giải:
Bài 5 trang 205 SGK Hóa Học 12: Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm lượng chì trong bùn và trong đất như sau:
Thứ tự |
Mẫu nghiên cứu |
Hàm lượng Pb2+ (ppm) |
1 |
Mẫu bùn chứa nước thải ăcquy |
2166,0 |
2 |
Mẫu đất nơi nấu chì |
387,6 |
3 |
Mẫu đất giữa cánh đồng |
125,4 |
4 |
Mẫu đất gần nơi nấu chì |
2911,4 |
Hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm là đất bị ô nhiễm. Trong số các mẫu đất nghiên cứu trên, mẫu đã bị ô nhiễm chì là:
A. Mẫu 1, 4.
B. Mẫu 2, 3.
C. Mẫu 1, 2.
D. Cả 4 mẫu.
Lời giải:
Ta thấy hàm lượng chì ở cả 4 mẫu đất đều lớn hơn 100ppm nên cả 4 mẫu đất trên đều bị ô nhiễm chì.
Đáp án D
Bài 6 trang 205 SGK Hóa Học 12: Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do nhà máy xả vào khí quyển một năm là:
A. 1420 tấn.
B. 1250 tấn.
C. 1530 tấn.
D. 1460 tấn.
Lời giải:
S + O2 -> SO2
Khối lượng lưu huỳnh trong 100 tấn than đá là: 100.2/100= 2 (tấn).
Khối lượng SO2 tạo thành trong 1 ngày đêm là: 64.(2/32)= 4 (tấn)
Khối lượng SO2 xả vào khí quyển trong 1 năm là: 4.365 = 1460 (tấn)
Đáp án D
Bài 7 trang 205 SGK Hóa Học 12: Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi à không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?
Lời giải:
Nồng độ mol/m3 SO2 của thành phố là:
So với tiêu chuẩn quy định, lượng SO2 chưa vượt quá, không khí ở đó không bị ô nhiễm.
1. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Không khí bị ô nhiễm thường quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4 một số khí độc khác như CO, NH3, SO2, HCl, … và một số vi khuẩn gây bệnh.
- Ô nhiễm nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần , tính chất của nước gây bất lợi cho môi trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con người gây nên. Nước ô nhiễm thường có chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, chất phóng xạ, chất độc hóa học,…
- Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng,các quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì của đất. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ quy định.
2. Vai trò của Hóa học
- Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng quan sát, xác định chất ô nhiễm bằng các thuốc thử , dụng cụ đo.
- Xử lí chất thải độc hại:
+ Phân loại chất thải ( hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp,…).
+ Loại bỏ chất thải ( đốt, dùng hóa chất,…).
+ Xử lí chất gây ô nhiễm trong quá trình học tập.