Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh diều 2024): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

1.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử 8.

Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

A. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

I. Quá trình thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884

- Năm 1858, lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, thực dân Pháp liên minh với Tây Ban Nha tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp trên thực tế đã kéo dài hơn một phần tư thế kỉ (1858 – 1884) do vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam.

1. Giai đoạn 1858 - 1873

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

2. Giai đoạn 1873 – 1884

a) Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất

- Tháng 10-1873, Phrăng-xít Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì. 

- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 

- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. 

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp trên đường đánh lên hướng Sơn Tây bị phục kích tại khu vực Cầu Giấy, Gác-ni-ê thiệt mạng. Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ. 

=> Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874), thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì và công nhận nhiều quyền lợi khác của Pháp ở Việt Nam.

b) Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), tháng 3-1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

- Ngày 25-4-1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. 

- Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp. 

- Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (của Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội và đã làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883). 

=> Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp đã bỏ mạng tại nơi này.

c) Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

- Ngày 18-8-1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế).

- Triều đình Huế buộc phải xin đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883).

=> Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. 

=> Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) => thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.

II. Những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước

- Một số quan lại, sĩ phu có tư tưởng thức thời như Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,... đã đưa ra các đề nghị cải cách với triều đình Tự Đức.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

=> Một số đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước đã từng được triều đình Tự Đức đưa ra bàn thảo, nhưng hầu hết đều không được thực hiện.

III. Phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Sau Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), phái chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp và tích cực chuẩn bị hành động. 

=> Tình hình đó khiến thực dân Pháp lo ngại và tìm cách loại bỏ phe chủ chiến.

- Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công quân Pháp ở Toà Khâm sứ và đồn Mang Cá (5-7-1885). 

=> Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, vua Hàm Nghi phát dụ Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Phong trào Cần vương bùng nổ và diễn ra trên hầu khắp cả nước, nhưng sôi động nhất là ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì. Trong đó, khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

a) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

- Tại vùng Bãi Sậy (Hưng Yên ngày nay), ngay từ năm 1883 đã diễn ra phong trào chống Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. 

- Đến năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, phong trào chống Pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ với vai trò lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật.

- Trong những năm 1885 – 1889, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào Bãi Sậy, làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập. 

- Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) => căn cứ Hai Sông cũng bị bao vây, Đốc Tít buộc phải ra hàng (8-1889).

b) Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo cùng trợ thủ đắc lực là Cao Thắng. 

- Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (địa bàn chính là Nghệ An và Hà Tĩnh).

- Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896, trải qua hai giai đoạn:

+ Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

+ Từ năm 1888 đến năm 1896 là giai đoạn đẩy mạnh hoạt động, tổ chức các cuộc tập kích, chặn đường giao thông và đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp. Thực dân Pháp tiến hành bao vây, cô lập nghĩa quân và mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi khiến cho lực lượng nghĩa quân suy yếu dần. Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Đến năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp bắt.

=> Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Phong trào chống Pháp tự phát, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, do Đề Nắm và sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo.

- Từ năm 1884, các cuộc hành quân bình định của quân Pháp vào vùng Yên Thế đã uy hiếp nghiêm trọng cuộc sống của cư dân ở đây. Họ đã đứng lên đấu tranh để giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp khó khăn, chịu nhiều thiệt hại. 

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm.

Sơ đồ tư duy Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Cánh Diều): Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Câu 1: Kế hoạch nào của Pháp bước đầu thất bại ở Bán đảo Sơn Trà?

A. Vườn không nhà trống

B. Đánh nhanh thắng nhanh

C. Đánh nhanh rút gọn

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: B

Giải thích

Sau 5 tháng xâm lược kết quả Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà mà không thể tiếp tục tiến sâu vào được, kế hoạch "đánh nhanh- thắng nhanh" bước đầu đã bị thất bại.

Câu 2: Khởi nghĩa Bãi Sậy năm 1883 do ai lãnh đạo?

A. Đinh Gia Quế

B. Quang Trung

C. Phan Đình Phùng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Câu 3: Trong số các đề nghị cải cách Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đề nghỉ cải cách của ai được coi là nổi bật và toàn diện nhất?

A. Trần Đình Túc

B. Nguyễn Trường Tộ

C. Nguyễn Huy Tế

D. Phan Bội Châu

Đáp án đúng: B

Câu 4: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào?

A. Đà Nẵng

B. Bình Định

C. Nam Kỳ

D. Bắc Kỳ

Đáp án đúng: C

Giải thích

2/1859 sau khi kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” bị thất bại, Pháp đã chuyển hướng đưa quân vào đánh chiếm Gia Định (Nam Kỳ).

Câu 5: Việc kí kết Hiệp ước Hác- măng đã thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở ?

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Đáp án A và B đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

Trong nội dung hiệp ước Hác Măng triều đình Huế đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở các tỉnh thuộc Bắc Kì và Trung Kì, trong đó cắt tỉnh Bình Thuận sát nhập vào Nam Kì thuộc quyền kiểm soát của Pháp, cắt ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sát nhập vào địa phận Bắc Kì.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá