Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì

255

Trả lời Bài tập 2 trang 140 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bài tập 2: (trang 140 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).

Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

Trả lời:

Người viết đã bác bỏ những luận điểm: 

“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”

Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm? 

Đánh giá

0

0 đánh giá