Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các chất được cấu tạo như thế nào? lớp 8.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời câu hỏi giữa bài
Lời giải:
Khi lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ ta thu được thể tích hỗn hợp nhỏ hơn 100 cm3 . Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
Phương pháp giải:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lời giải:
Thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm vì giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.
Phương pháp giải:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lời giải:
Khi khuấy lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.
Phương pháp giải:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lời giải:
Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
Phương pháp giải:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lời giải:
Ta thấy, cá vẫn sống được trong nước vì giữa các phân tử có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể xen vào các khoảng cách đó.
I - CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Lực liên kết giữa các phân tử:
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn
+ Lực liên kết giữa các phân tử chất rắn mạnh
II - CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brao.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Đó là cách nói ngược, thực ra ta cần hiểu là: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
III - HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí
Sơ đồ tư duy về cấu tạo chất