Lý thuyết Giáo dục công dân 6 Bài 11 (Chân trời sáng tạo 2024): Quyền cơ bản của trẻ em

1 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD lớp 6.

GDCD lớp 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

a. Khái niệm

- Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

b. Các nhóm quyền trẻ em

- Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em 

- Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em- Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em 2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

c. Bổn phận của trẻ em

-  Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:

+ Tôn trọng pháp luật.

+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

B. 15 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Câu 1: Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới

A. 16 tuổi.

B. 17 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. 19 tuổi.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Câu 2: Quyền trẻ em không bao gồm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bí mật đời sống riêng tư.

B. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.

C. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.

D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước không thuộc các quyền của trẻ em.

Câu 3: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?

A. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình.

B. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích.

C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc.

D. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện. 

Chọn đáp án: B

Giải thích: Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

Câu 4: Việc làm nào sau đây đã thực hiện nhóm quyền tham gia của trẻ em?

A. Không bắt trẻ em làm việc quá sức.

B. Các em được nói và viết lên những suy nghĩ của mình.

C. Các em được hỗ trợ sách vở để đến trường.

D. Trẻ em có quyền được khai sinh, quyền có họ tên và có quốc tịch.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 5: Việc làm nào sau đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?

A. Các em được tự do vui chơi, giải trí.

B. Các em được nghỉ hè, được đi tham quan, nghỉ mát.

C. Các em được hỗ trợ sách vở để đến trường.

D. Không ai được phép đánh đập, bạo hành đối với trẻ em. 

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,... Ý D là nhóm quyền bảo vệ.

Câu 6: Quyền trẻ em là gì? 

A. Là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

B. Là những quy định bắt buộc trẻ em phải tuân theo, không được làm trái.

C. Là những mong muốn của trẻ em về các nhu cầu cơ bản.

D. Là những việc trẻ em phải thực hiện để phát triển đầy đủ.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ.

Câu 7: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.      

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.           

D. Nhóm quyền tham gia. 

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 8: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. 

Chọn đáp án: A

Giải thích: Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia.

Câu 9: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự thương hại và bảo vệ đối với trẻ em.

C. Thể hiện sự thờ ơ đối với trẻ em.

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em. 

Chọn đáp án: D

Giải thích: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em tạo điều kiện để trẻ em phát triển 1 cách toàn diện.

Câu 10: Nhóm quyền sống còn là

A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. 

B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại

C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. 

D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình

Chọn đáp án: C

Giải thích: Nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.

Câu 11: Quyền nào dưới đây của trẻ em không thuộc nhóm quyền sống còn

A. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.

B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.

C. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.

D. Trẻ em có quyền có quốc tịch.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt thuộc nhóm quyền được phát triển.

Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.

D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nhóm quyền bảo vệ là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Quyền được khai sinh và có quốc tịch thuộc nhóm quyền được sống còn.

Câu 13: Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau, em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Học tập là quyển của trẻ em, không phải là nghĩa vụ của trẻ em vì không ai bắt buộc phải đi học. 

B. Học tập là nghĩa vụ của trẻ em bởi pháp luật quy định công dân trong độ tuổi phải hoàn thành cấp giáo dục phổ cập.

C. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ trẻ em. Trẻ em được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

D. Học tập không phải là quyền và nghĩa vụ của trẻ em vì người có tiền mới đi học và không ai bắt buộc.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập. Bổn phận của trẻ em là chăm chỉ học tập. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyển học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

Câu 14: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.

B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

C. Quyền được sống chung với cha mẹ.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tiêm chủng miễn phí là việc giúp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ en nằm trong nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,...

Câu 15: Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được bảo vệ. 

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết GDCD 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Đánh giá

0

0 đánh giá