TOP 10 bài Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích 2024 SIÊU HAY

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích

Đề bài: Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên mà bạn yêu thích

TOP 10 bài Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích - mẫu 1

Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.

Sau những giờ phút căng thẳng vì làm việc, học tập, nghiên cứu, ai cũng thích lao vào chơi một môn thể thao nào đó. Đó có thể là bóng bàn, bóng rổ, bơi lội... nhưng có lẽ không môn thể thao nào hào hứng, làm say mê cuồng nhiệt hàng triệu con người trên thế giới như bóng đá. Đây cũng là một môn thể thao có lợi ích nhất.

Cũng khó mà kể hết những lợi ích của môn thể thao đặc biệt này. Bài viết này chỉ xin nói qua vài nét. Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.

Nói đến bóng đá không thể không nói đến tinh thần đồng đội, trên sân cỏ không bao giờ có một “siêu sao” nào có thể tự một mình làm bàn thắng mà không có sự ăn ý trong sự phối hợp với đồng đội. Bởi vậy, khi khán giả vỗ tay khen ngợi một cầu thủ tiền đạo vừa làm nên bàn thắng thì ai cũng hiểu rằng thành tích ấy có cả công lao của bao người trong đó có cả công lao của đồng đội.

Đa phần tuổi trẻ chúng ta chơi hoặc xem bóng đá là để giải trí sau những giờ phút học tập hay lao động trí óc căng thẳng. Ớ sân cỏ, bạn sẽ tự do vui chơi la hét, cổ vũ, sung sướng, hả hê. Đúng là bóng đá mang lại cho khán giả những liều thuốc dinh dưỡng tinh thần quý báu. Trước sân cỏ hầu như mọi người đều chìm đắm trong nỗi say mê hồi hộp, dường như đã quên hết mọi bận bịu lo toan của sinh hoạt đời thường. Phút ấy, trong tâm hồn chỉ còn lại hứng khởi và sảng khoái với bao niềm vui sôi nổi hả hê.

Nói cụ thể hơn, trong bóng đá phải có tinh thần thể thao, không chơi xấu đá bóng thành đá người. Khi đó, sân cỏ dễ trở thành nơi xô xát ẩu đả. Đó là người chơi. Còn người xem không nên mượn bóng đá làm cuộc đỏ đen sát phạt nhau cháy túi.

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích - mẫu 2

Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, bởi sức nóng và sự hấp dẫn mà nó mang lại. Môn thể thao này có sự lan tỏa mạnh mẽ, đến mọi lứa tuổi. Vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp những trận bóng đá ở mọi nơi, với nhiều quy mô và các lứa tuổi khác nhau tham dự. Để chơi môn thể thao này, chúng ta cần nắm được những quy tắc cơ bản như sau.

Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là trái bóng. Mỗi trận đấu sẽ không thể diễn ra nếu thiếu đi sự hiện diện của trái bóng tròn. Đây là linh hồn không thể thiếu của môn bóng đá và cũng là biểu tượng đặc trưng nhất của môn thể thao này.

Thứ hai là người chơi. Trên mỗi sân bóng sẽ có hai đội tham gia thi đấu. Theo tiêu chuẩn, thì trên sân sẽ có cùng lúc 22 người cùng thi đấu. Mỗi đội có 10 cầu thủ và một thủ môn. Nếu như số cầu thủ của đội nào bị giảm còn về 7, do các yếu tố khác như chấn thương, nhận thẻ phạt thì trận đấu sẽ ngừng lại. Các cầu thủ trên sân sẽ thi đấu với tinh thần thể thao cháy bỏng. Họ chỉ được sử dụng chân và đầu để chơi trên sân. Riêng thủ môn thì sẽ sử dụng cả tay (đã đeo găng) để bắt bóng. Nếu cầu thủ nào sử dụng tay (trong vòng cấm địa), hoặc có hành vi bạo lực với đội khác thì sẽ bị phạt.

Thứ ba, chính là về trọng tài. Trọng tài là người có vai trò hết sức quan trọng trong một trận bóng. Gồm trọng tài chính có quyền quyết định tuyệt đối và hai trợ lý trọng tài. Trọng tài có vai trò quyết định trong những tình huống có lỗi phạt và tranh chấp trên sân bóng. Trọng tài sẽ có quyền rút ra thẻ vàng hoặc thẻ đỏ với các cầu thủ mắc lỗi trên sân cỏ. Và đưa ra quyết định về những lần đá phạt, phạt Penalty, ném biên, phạt góc…

Một trợ thủ đắc lực của trọng tài trên sân cỏ là Video assistant referee - VAR (Video hỗ trợ trọng tài). Công nghệ này đã được áp dụng thử nghiệm ở một số trận bóng lớn, và chính thức được viết vào Luật bóng đá bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế vào năm 2018. VAR với công nghệ tiên tiến đã tái hiện lại cận cảnh, đẩy đủ ở những góc khuất cũng như các khoảnh khắc diễn ra chớp nhoáng mà trọng tài đôi khi không nắm bắt kịp. Chính các video ấy sẽ giúp cho quyết định của trọng tài chính xác hơn.

Thứ tư là về thời gian của mỗi trận đấu. Các trận đấu đều sẽ diễn ra gồm hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút, và có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa hai hiệp là 15 phút. Mỗi hiệp hai đội sẽ thi đấu ở một phần sân khác nhau. Sau mỗi hiệp đấu, tùy vào thời gian đã bị gián đoạn do những tình huống xảy ra trên sân cỏ, thì trọng tài sẽ quyết định thêm thời gian đá bù giờ.

Cuối cùng, quy tắc vô cùng quan trọng, đó là cách quyết định thắng bại của mỗi trận bóng. Bóng đá quyết định thắng thua dựa vào tỉ số bàn thắng được ghi giữa hai đội. Bàn thắng được tính là hợp lệ, khi các cầu thủ đưa được bóng vào lưới của đối phương mà không vi phạm các quy tắc đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu qua thời gian thi đấu chính thức và cả bù giờ, mà tỉ số vẫn hòa nhau, và cần có một đội chiến thắng duy nhất, thì hai đội bóng sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ. Nếu kết thúc hiệp phụ mà tỉ số vẫn cân bằng, thì chiến thắng sẽ được quyết định bởi loạt sút luân lưu từ chấm phạt đền 11m. Mỗi đội sẽ có 5 lượt sút bóng với 5 cầu thủ khác nhau, đối đầu với duy nhất thủ môn của đội bạn. Đội có nhiều pha sút bóng thành công hơn sẽ dành chiến thắng chung cuộc.

Trên đây là những quy tắc chung nhất về môn thể thao vua mà chúng ta cần biết. Chúng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn và tự tin hơn khi bắt đầu chơi môn thể thao này trên sân cỏ.

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích - mẫu 3

Vận động viên thể hình Việt Nam Phạm Văn Mách (quê An Giang) đến nay đã đem về cho môn thể hình Việt Nam tổng cộng mười chiếc huy chương gồm đủ loại. Những đóng góp của anh cho thể thao Việt Nam quá lớn, song điều đơn giản nhất là có một chỗ để an cư lạc nghiệp thì vẫn còn là mơ ước đối với anh. Cuộc đời của vận động viên thể hình này như huyền thoại.

Ngày 10-3-1997 định mệnh và cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời anh. Anh rời quê An Giang khăn gói lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Là con trai duy nhất của một gia đình có tám chị em, quyết định này của anh đã gây bàng hoàng cho những người thân trong gia đình. Còn đang choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa biết mưu sinh như thế nào, thì có người bạn cũ là Phạm Hồng Thắng giới thiệu vào Câu lạc bộ thể hình Bàu Cát làm hướng dẫn viên. Để cải thiện nguồn sống, Mách còn nhận lời làm ca sĩ và nhảy trình diễn nhạc Ráp tại Nhà văn hóa Gò vấp.

Tháng 5-1997, Mách đăng quang nhà vô địch sinh viên học sinh, nhưng phải đội tên bạn Dương Tấn Dũng, may mà trót lọt. Nhờ vậy, Mách đã lọt vào “mắt xanh” của các huấn luyện viên.

Bảy tháng sau, Mách tham dự giải toàn quốc và giành Huy chương Vàng. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Huỳnh Anh nhận xét Mách vượt trội hơn các đối thủ về vẻ đẹp cơ bắp. Lời nhận xét ấy đã đưa Phạm Văn Mách gia nhập hàng ngũ các lực sĩ của đội tuyển thể hình Việt Nam.

Thành công ngày càng lớn, nhưng anh không quên năm năm trời tá túc gian khố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn phòng trọ hiện Mách đang ở tại Gò vấp chỉ rộng hơn 10m2 xen lẫn trong khu mồ mả, xung quanh nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng với Mách, như thế cũng đầy đủ rồi. Anh hạnh phúc với những gì đã có và đang có, mặc dù bạn bè chế giễu nhà vô địch giàu vàng mà cái nhà cũng không ra hồn.

Thêm vào đó, vấn đề “nạp năng lượng” đã trở thành kỷ luật của nhà thể hình, nhiều lúc gây khó khăn cho anh. Mỗi ngày phải mất trăm ngàn cho nhu cầu ăn uống, đảm bảo thể chất. Kinh phí tập luyện do ủy ban cấp không đủ trang trải, có tháng phải cầu viện gia đình gửi lên cứu đói, có những lần phải khất cả tiền thuê nhà.

Tuy vậy, chúng ta vẫn hi vọng ở nhiều thành công phía trước của anh. Vì nhà vô địch Phạm Văn Mách của Việt Nam ta còn yêu và say nghề. Tin rằng anh sẽ vượt qua tất cả và thành công.

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích - mẫu 4

Hoàng Xuân Vinh (sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội.

Để có được vinh quang như ngày hôm nay, xạ thủ số 1 Việt Nam đã phải trải qua tuổi thơ đầy gian khó. Bố Vinh là bộ đội quê Quảng Trị tập kết ra Bắc những năm 1960, mẹ là công nhân. Gia đình Vinh hồi ấy ở quê ngoại Sơn Tây. Năm Vinh lên 3 tuổi (Vinh là con cả), mẹ anh qua đời vì căn bệnh nan y. Sau đó, bố đưa Vinh và em của Vinh mới hơn 1 tuổi về Hà Nội ở trong một căn nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ. Những ngày ấy, cả ba bố con phải tự vật lộn với cuộc sống, tự lo lắng cho nhau khi trong nhà không có hình bóng của người phụ nữ. Tuổi thơ của Vinh khi ấy gắn với bột sắn, bột mì, ngô khoai mỗi bữa thay cơm.

Về Hà Nội, Vinh được người mẹ kế chăm sóc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, hai lần mất mẹ nên khi học hết cấp ba anh vẫn là cậu bé "cao chưa nổi mét sáu". Kinh tế gia đình quá khó khăn khiến Vinh chẳng rời được cơ cực. Tan học là anh chạy ngay về nhà làm việc phụ giúp gia đình. Mới chỉ hơn tuổi, mỗi ngày Vinh phải gánh 30-40 gánh nước từ tầng 1 lên tầng 3 để cả nhà có nước dùng. Do thiếu thốn vất vả nên trông Vinh như trái khổ qua đèo. Tốt nghiệp cấp 3 và tình nguyện nhập ngũ.

Sau khi nhập ngũ, anh thi vào Trường Sĩ quan công binh (Bình Dương), trong đó có một năm rưỡi học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan lục quân II (Đồng Nai). Lúc này, những khó khăn trong cuộc sống có lúc đã khiến Vinh nản chí và muốn bỏ học để trở về với bố mẹ. Nhưng những ngày đi lao động đốn củi, đào kênh mương, chặt mía, rẫy cỏ hạt điều... những đêm dài hành quân không ngủ và kỷ luật thép của quân đội đã khiến anh cứng cỏi và vững vàng hơn.

Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội. Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương. Vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới, đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.

Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là "Vận động viên tiêu biểu" năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

TOP 10 bài Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên yêu thích - mẫu 5

Đối với học sinh, các hoạt động giải trí vào giờ ra chơi như một hoạt động không thể thiếu sau mỗi giờ học căng thẳng. Ở trường em, đá cầu được cho là hoạt động được yêu thích nhất bởi nó dễ chơi và trang bị ít nên rất nhiều bạn thích chơi nó. Đá cầu cũng là một môn thể thao thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao của nhiều trường bởi nó thể hiện sự dẻo dai và chính xác của người chơi.

Để có thể chơi được cầu chúng ta cần chuẩn bị một quả cầu, một cái lưới để ngăn cách sân thành hai bên. Tùy vào mức độ không gian mà đôi khi không cần quá to, nếu không gian chơi không đủ lớn chúng ta cũng có thể sử dụng vạch kẻ thay cho lưới. Mỗi đội chơi có thể là 1-2 người hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người chơi.

Về quy tắc chơi, hai đội sẽ đứng về phía sân của mình được ngăn bởi vạch kẻ hoặc lưới. Công việc của mỗi người là đá quả cầu từ bên mình sang bên người khác và phải qua vạch mới được tính. Đội còn lại sẽ có trách nhiệm đỡ quả cầu và đá lại đội bên kia. Nếu không đá trúng đội còn lại sẽ được tính điểm. Trong trường hợp không đá qua vạch hoặc lưới thì đội còn lại sẽ được tính điểm. Điểm của mỗi đội sẽ có trọng tài tính và cuộc so tài thường diễn ra trong ba hiệp.

Đá cầu được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe bởi chúng ta phải hoạt động cơ chân nhiều. Để đá trúng được quả cầu phải sử dụng cả sự dẻo dai và chính xác của cơ thể nên nó được rất nhiều bạn học sinh yêu thích. Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể thiếu vào mỗi giờ ra chơi.

Đánh giá

0

0 đánh giá