Trả lời Câu 3 trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên
Câu 3. (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo.
Trả lời:
“Mộng đắc thái liên” có thể xem là một giấc mộng đẹp hiếm hoi trong thơ Nguyễn Du. Nhưng nó mới huyền ảo và ngắn ngủi làm sao. Nhà thơ có hẹn với cô láng giềng đi hái sen sáng sớm. Giữa lai láng nước Hồ Tây, trên chiếc thuyền con, nhân vật trữ tình hồi hộp chờ cô láng giềng. Thể thơ năm chữ với những câu thơ ngắn tựa như giấc mơ kia cũng ngắn ngủi, bất định. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài thêm giấc mơ. Việc dùng nhiều thanh bằng trong bài thơ có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân. Gần đạt đến mức tuyệt đối thanh bằng, đôi câu thơ dẫn dắt hồn thơ qua điệp trùng những vang ngân không cùng. Nhờ đó giấc chiêm bao thêm thanh và thêm nhẹ, lan toả mênh mang.
Xem thêm lời giải Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đề tài, cảm hứng sáng tác...
Câu 2. (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng...
Câu 3. (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chất trữ tình và các yếu tố độc đáo...
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: