Quan sát Hình 1, tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành Nhà Hồ (Thanh Hoá) theo gợi ý

2.2 K

Với giải Câu 13 trang 41 SBT Lịch sử lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Câu 13 trang 41 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 1, tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành Nhà Hồ (Thanh Hoá) theo gợi ý: tên gọi, vị trí, thời gian xây dựng, mục đích xây dựng, những điểm độc đáo hoặc đặc biệt về kiến trúc, giá trị, sự ghi nhận của hậu thế,....

Quan sát Hình 1, tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành Nhà Hồ

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam. Thành còn có tên gọi khác như: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn; thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397 - 1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long); Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá; thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Sử dụng tới 20.000 m3đá để xây dựng và gần 100.000 m3đất được đào đắp, thành được kết cấu gồm 3 phần: Hoàng thành (nội thành); Hào thành bao bên ngoài, cách chân thành chừng 50m, có tác dụng bảo vệ nội thành và La thành là vòng ngoài cùng. Chính sử chép: “Tháng giêng năm Đinh Sửu (1397), Hồ Quý Ly sai Thượng thư Lại bộ kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh về Yên Tôn khảo sát thực địa, đo đạc, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, xây đàn thờ thần, mở phố sá lập đường ngõ” - (sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên). Với khối lượng công việc lớn, đặc biệt là việc xây 4 bức tường thành bằng các phiến đá lớn, người xưa chỉ mất 3 tháng. Đó không chỉ là sức lực, đó còn là trí lực tuyệt vời của con người đã đổ xuống và hằn lên công trình này. Và theo đó, thời gian xây dựng Thành Nhà Hồ không chỉ khiến nhiều người kinh ngạc, thán phục mà còn là yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tòa thành. Trải qua 6 thế kỷ tồn tại, phần kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị hủy hoại, vùi lấp hết, song 4 bức tường thành - biểu tượng của Thành Nhà Hồ - vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.

Có thể nói, nhìn trên bình diện nào, dù là kiến trúc, lịch sử, văn hóa hay khảo cổ, Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Từng đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi các giá trị văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Á và Đông - Nam Á; nơi duy nhất ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thực hiện các quyết định cách tân đất nước của vương triều Hồ, góp phần thúc đẩy và tăng cường các trào lưu tư tưởng mới ở Việt Nam và khu vực... Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó đương nhiên đã mang “tầm” thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá