Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo 2024): Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

3.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

1. Một số nét chính của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng trầm trọng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ biết thu thuế và bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

- Cuộc sống cùng cực, nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII (ảnh 1)2. Tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII

- Phong trào nông dân Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm, bắt chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích khai hoang và cho nông dân lưu tán trở về quê.

- Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh".

Sơ đồ tư duy Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

Câu 1: Vì sao nông dân ở Đàng Ngoài lại đứng lên đấu tranh?

A. Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng

B. Đời sống nhân dân cơ cực

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 2: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa là? 

A. Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch

B. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát

C. Các cuộc khởi nghĩa thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Nguyên nhân thất bại: các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, mang tính tự phát, chứ có sự liên kết, thống nhất để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, vì vậy họ Trịnh đã lợi dụng điểm đó để đàn áp, thẳng tay tiêu diệt các cuộc khởi nghĩa.

Câu 3: Trận đói khủng khiếp nhất xảy ra ở Đàng Ngoài vào năm nào?

A. Năm 1739 – 1740

B. Năm 1740 – 1741

C. Năm 1741 – 1742

D. Năm 1742 – 1743

Đáp án đúng: B

Câu 4: Kết quả của các phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là?

A. Bảo vệ được vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống

B. Thực hiện được khẩu hiệu "cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo"

C. Khởi nghĩa đều thất bại

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích:

- Kết quả: Đều thất bại nhưng đã góp phần không nhỏ trong việc làm lung lay chính quyền phong kiến Họ Trịnh; Nêu cao tình thần anh dũng đoàn kết đấu tranh của nhân dân; Tạo điền kiện thuận lợi giúp nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương thất bại?

A. Nguyễn Danh Phương bị bắt

B. Chúa Trịnh tập trung đàn áp nghĩa quân

C. Quân Trịnh tấn công dồn dập

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Câu 6: Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân là?

A. Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân

B. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn

C. Đời sống nhân dân cơ cực

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

- Giữa thế kỉ XVIII, các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở nhiều nơi: 

+ Vua Lê chỉ là con rối trong tay Họ Trịnh, chúa Trịnh thì chỉ lo ăn chơi hưởng thụ, ngày càng tăng thuế, bóc lột nhân dân => Đời sống nhân dân khổ cực 

+ Nông nghiệp mất mùa, sản xuất đình đốn, thủ công nghiệp sa sút, các dô thị suy tàn => Kinh tế suy thoái, không thể phát triển được 

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Lý thuyết Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)

Đánh giá

0

0 đánh giá