Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

5.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Nhà Lê đầu thế kỉ XVI đối mặt khủng hoảng, tranh chấp phe phái và cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Mạc Đăng Dung lợi dụng xung đột, tiêu diệt đối địch và lập triều Mạc sau khi ép vua Lê nhường ngôi vào năm 1527.

- Triều Mạc đưa ra chính sách ổn định và phát triển đất nước.

2. Xung đột Nam – Bắc triều

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Nhà Mạc bị chống lại bởi bộ phận quan trung thành với triều Lê.

- Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc" thiết lập lại vương triều Nam triều.

- Nam - Bắc triều xung đột trong 60 năm, cuối cùng Nam triều chiếm được Thăng Long và xung đột chấm dứt.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn (ảnh 1)

b) Hệ quả

Cuộc xung đột kéo dài 60 năm, đất nước bị chia cắt, Thanh-Nghệ và Bắc Bộ là chiến trường, làng mạc bị tàn phá, sản xuất và trao đổi bị đình trệ, đời sống nhân dân khốn khó vì đói và bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình phải li tán.

3. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Năm 1545, con rể Trịnh Kiểm thay Nguyễn Kim nắm binh quyền.

- Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần trở nên gay gắt.

- Nguyễn Hoàng, con thứ của Nguyễn Kim, xây dựng sự nghiệp ở Thuận Hoá và cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.

b) Hệ quả

- Trong nửa thế kỉ (1627-1672), hai thế lực Trịnh và Nguyễn giao chiến bảy lần, cuốn cả nước vào vòng binh đạo khói lửa.

- Quảng Bình và Hà Tĩnh trở thành chiến trường, sông Gianh chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, Luỹ Thầy ở phía nam ngăn đôi đất nước.

- Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tùng xây vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh”.

- Ở Đàng Trung, con cháu họ Nguyễn cũng cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.

- Xung đột kéo dài làm suy kiệt sức người, tàn phá đồng ruộng, xóm làng, giết hại nhiều người dân, chia cắt đất nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia.

Sơ đồ tư duy Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Kết nối tri thức): Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Câu 1: Chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là?

A. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

B. Chúa Trịnh ở Đàng Trong

C. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài

D. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Đáp án đúng: A

Câu 2: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?

A. Khánh Hoà

B. Quảng Bình

C. Quảng Trị

D. Bà Rịa Vũng Tàu

Đáp án đúng: A

Giải thích

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa - Việt Nam 

Câu 3: Dinh Thái Khang được thành lập năm nào?

A. 1653

B. 1611

C. 1592

D. 1707

Đáp án đúng: A

Giải thích

Sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi năm 1653, dinh Thái Khang bắt đầu được thành lập.

Câu 4: Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ?

A. Gia Định

B. Phú Yên

C. Tư Nghĩa

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 5: Quần đảo Hoàng Sa nằm ở đâu?

A. Biển Đông

B. Vịnh Bắc Bộ

C. Thái Bình Dương

D. Ấn Độ Dương

Đáp án đúng: A

Câu 6: Quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn

B. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX

C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Câu 7: Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ:

A. Thuận Hoá

B. Thanh Hoá

C. Cà Mau

D. Hà Nội

Đáp án đúng: A

Giải thích

Tháng Mười năm 1558 (Mậu Ngọ) theo lệnh của vua Lê Anh Tông, Nguyễn Hoàng tiến vào trấn thủ xứ Thuận Hóa

Câu 8:  Phủ Gia Định gồm mấy tỉnh/ thành phố?

A. 8 tỉnh

B. 7 tỉnh

C. 6 tỉnh

D. 5 tỉnh

Đáp án đúng: A

Câu 9: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?

A. Thừa Thiên Huế

B. Đà Nẵng

C. Hải Nam

D. Cao Hùng

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Quần đảo Hoàng thuộc huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập vào năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, hiện nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng

Câu 10: Phủ Gia Định được thành lập năm nào?

A. 1650

B. 1678

C. 1698

D. 1740

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Phủ Gia Định được Chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập từ năm 1698, phủ lỵ được đặt tại thôn Tân Khai

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Lý thuyết Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

Lý thuyết Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Đánh giá

0

0 đánh giá