Sách bài tập Địa lí 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

4.3 K

Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Câu 1 trang 5 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.

a) trang 5 SBT Địa Lí 8: Ý nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?

A. Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.

B. Việt Nam nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Á.

C. Việt Nam nằm ở khu vực châu Á gió mùa.

D. Việt Nam nằm ở khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

b) trang 5 SBT Địa Lí 8: Phần đất liền nước ta kéo dài khoảng

A. 13 vĩ độ.

B. 14 vĩ độ.

C. 15 vĩ độ.

D. 16 vĩ độ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

c) trang 5 SBT Địa Lí 8: Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Mi-an-ma.

D. Cam-pu-chia.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

d) trang 5 SBT Địa Lí 8: Vùng biển Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích Biển Đông?

A. 30%.

B. 25%.

C. 20%.

D. 35%.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

e) trang 5 SBT Địa Lí 8: Đường bờ biển nước ta dài khoảng

A. 2 360 km.

B. 3 260 km.

C. 3 620 km.

D. 4 600 km.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

g) trang 5 SBT Địa Lí 8: Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của sus prouri rins uida y

A. Mi-an-ma.

B. Lào.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Đông Ti-mo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 6 SBT Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.

6°50'B

101oĐ

23°23'B

102°09'Ð

8°34′B

117°20'Ð

109°28'Đ

 

Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ (1)…………….. đến vĩ độ (2)…………….. và từ khoảng kinh độ (3)…………….. đến kinh độ (4)……………….. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ (5)…………………. và từ khoảng kinh độ (6).... ………….đến trên (7)........................ tại Biển Đông.

Trả lời:

Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ (1) 23°23'B đến vĩ độ (2) 8°34′B và từ khoảng kinh độ (3) 109°28'Рđến kinh độ (4) 102°09′Đ. Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ (5) 6°50'B và từ khoảng kinh độ (6) 101°Đ đến trên (7) 117°20'Рtại Biển Đông.

Câu 3 trang 6 SBT Địa Lí 8: Quan sát hình 1.1 trang 94 SGK, hãy cho biết:

a) Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước nào.

b) Những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trả lời:

♦ Yêu cầu a) Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

♦ Yêu cầu b) Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Nước ta cũng là cầu nối giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.

Câu 4 trang 6 SBT Địa Lí 8: Điền cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn thông tin về phạm vi lãnh thổ nước ta.

Vùng đất của nước ta bao gồm (1). ……………….., với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là (2)………………. Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn (3). ……………….

Vùng trời của Việt Nam là (4)…………….... bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng (5)…………… trên biển là ranh giới bên ngoài của (6)…………… và không gian trên (7).............................

Trả lời:

Vùng đất của nước ta bao gồm (1) toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông với tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là  (2) 331344 km2Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn (3) 4600 km Vùng trời của Việt Nam là (4) khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng  (5) các đường biên giới trên biển là ranh giới bên ngoài của  (6) lãnh hải và không gian trên  (7) các đảo

Câu 5 trang 6 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên nước ta?

a) Nước ta nằm ở nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật có nguồn gốc từ Hoa Nam, Hi-ma-lay-a, Mi-an-ma và Ô-xtrây-li-a.

b) Phân hoá của thiên nhiên theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét ở sự thay đổi của khí hậu, sinh vật từ bắc vào nam.

c) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ không ảnh hưởng đến sự phân hoá bắc - nam, đông - tây của thiên nhiên nước ta.

d) Phân hoá thiên nhiên theo chiều đông - tây thể hiện ở sự khác nhau giữa thiên nhiên vùng ven biển với vùng nằm sâu trong đất liền.

e) Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão đến từ Tây Thái Bình Dương.

g) Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên biển nước ta mang tính chất cận nhiệt đới, các dòng biển di chuyển theo mùa.

Trả lời:

- Câu đúng: b), d), e).

- Câu sai: a), c), g).

Câu 6 trang 7 SBT Địa Lí 8: Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam theo gợi ý sau vào vở.

Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Trả lời:

Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Bài 2: Địa hình Việt Nam

Bài 3: Khoáng sản Việt Nam

Bài 4: Khí hậu Việt Nam

Bài 5: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1. Vị trí địa lí

- Vị trí địa lý Việt Nam:

+ Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và chung Biển Đông với nhiều nước.

+ Phần đất liền nằm từ 23°23′B đến 8°34′B vĩ độ bắc và từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ kinh độ đông-tây.

+ Vùng biển kéo dài tới khoảng 650′B vĩ độ và từ 101°Đ đến 117°20'Đ kinh độ.

+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Đặc điểm địa lý Việt Nam:

+ Nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.

+ Tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoảng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Nằm trong khu vực gió mùa châu Á.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam (ảnh 1)2. Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời:

- Vùng đất bao gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, diện tích lãnh thổ là 331 212 km, đường biên giới dài hơn 4 600 km.

- Vùng biển có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

- Diện tích vùng biển Việt Nam khoảng 1 triệu km, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, đường bờ biển dài 3 260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên.

- Vùng trời bao trùm trên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng các đường biên giới trên đất liền và ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã tạo nên đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta, đó là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hoá đa dạng.

+ Khí hậu: Nước ta nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt. Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển vì phần đất liền hẹp ngang và kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, cùng với ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

+ Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta, nơi có thành phần loài sinh vật phong phú đa dạng.

+ Biển: Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa, sinh vật biển phong phú, đa dạng.

- Thiên nhiên phân hoá đa dạng 

+ Khí hậu và địa hình phân hoá theo chiều bắc – nam, đông – tây.

+ Sự phân hoá của khí hậu -> sự phân hoá của sinh vật và đất. 

+ Sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá