Lý thuyết Tin học 8 Bài 1 (Cánh diều 2024): Vài nét lịch sử phát triển máy tính

4.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 8.

Tin học 8 Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính

A. Lý thuyết Tin học 8 Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính

1. Vài nét về các máy tính điện cơ và kiến thức Von Neumann

- Lịch sử phát triển máy tính đã trải qua nhiều giai đoạn. Những máy tính xuất hiện trong cùng một giai đoạn được coi là cùng một thế hệ.

- Một trong những máy tính cơ học đầu tiên của loài người có tên là “Pascaline” do nhà khoa học Blaise Pascal (người Pháp) sáng chế ra, khi ông chỉ mới 19 tuổi (năm 1642). 

- Khoảng năm 1820, nhà phát minh Charles Xavier Thomas (người Pháp) chế tạo thành công máy tính cơ học thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân và chia. 

- Đến thập niên 1900, các máy tính cơ học trước đó đã được thiết kế lại để sử dụng mô tơ điện.

- Khoảng năm 1944, nhà toán học John von Neumann (người Mỹ) công bố đề xuất về nguyên lí hoạt động theo chương trình của máy tính điện tử, chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ như những dữ liệu khác. Đặt nền móng cho sự phát triển máy tính điện tử, hầu như tất cả các kiến trúc máy tính ngày nay đều dựa trên nguyên lí này.

2. Các thế hệ máy tính

a. Thế hệ thứ nhất

- Là các máy tính ra đời trong khoảng những năm từ 1945 đến 1955, ví dụ như ENIAC, IBM-701,...

- Máy tính thế hệ này sử dụng ống chân không hoặc van nhiệt điện; đầu vào dùng thẻ đục lỗ và băng giấy; kết quả được in ra giấy. Với đặc điểm như vậy, các máy tính có kích thước rất lớn, tiêu thụ nhiều điện, khi hoạt động toả ra nhiều nhiệt lượng và không đảm bảo kết quả luôn đáng tin cậy.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 1 Chủ đề A (Cánh diều): Vài nét lịch sử phát triển máy tính (ảnh 1)

b. Thế hệ thứ hai

- Những năm từ 1955 đến 1965 là giai đoạn thế hệ máy tính thứ hai. 

- Máy tính thế hệ thứ hai sử dụng công nghệ bóng bán dẫn và lõi từ (magnetic core). Với đặc điểm đó, các máy tính có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng và toả nhiệt ít hơn, tỉnh toán đáng tin cậy và nhanh hơn.

c. Thế hệ thứ ba

- Máy tính thế hệ thứ ba sử dụng công nghệ mạch tích hợp (IC). Một vi mạch duy nhất chứa nhiều bóng bán dẫn, kích thước của các máy tính trở nên nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, toả ra ít nhiệt hơn, tính toán nhanh hơn và chi phí bảo trì cũng thấp hơn.

- Máy tính cá nhân ra đời vào năm 1971. Kể từ đó, máy tính cá nhân ngày càng trở nên thông dụng.

d.  Thế hệ thứ tư

- Thế hệ máy tính thứ tư thuộc vào khoảng những năm từ 1974 đến 1989. Có thể nêu ví dụ là các máy tính DEC 10, SAO 1000, PDP 11,... và siêu máy tính CRAY-X-MP.

- Máy tính thế hệ này sử dụng công nghệ tích hợp quy mô rất lớn, gồm hàng trăm nghìn thành phần trên một chip silicon duy nhất. Máy tính thế hệ thứ tư có kích thước rất nhỏ và trở nên di động được, dễ sử dụng, chạy nhanh và đáng tin cậy hơn. 

e. Thế hệ thứ năm

- Máy tính thế hệ này được chế tạo dựa trên công nghệ tích hợp vượt trội hơn hẳn thế hệ trước, các chip vi xử lí có nhiều triệu linh kiện điện tử. Chúng được đặc trưng bởi khả năng xử lí song song của phần cứng và phần mềm Trí tuệ nhân tạo (AI).

- Sự ra đời của điện thoại thông minh là một dấu mốc lịch sử trong phát triển máy tính. 

- Năm 1992, hãng IBM tạo ra chiếc điện thoại thông minh IBM Simon và bản ra thị trường vào năm 1994. 

- Tháng 6 năm 2007, sự kiện điện thoại iPhone của hãng Apple được bán tại Mỹ cũng là một thành tựu có tính lịch sử.

B. 10 câu trắc nghiệm Tin học 8 Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Vài nét lịch sử phát triển máy tính

Lý thuyết Bài 2: Vài nét lịch sử phát triển máy tính (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 1: Dữ liệu số trong thời đại thông tin

Lý thuyết Bài 2: Khai thác thông tin số trong các hoạt động kinh tế xã hội

Lý thuyết Bài học: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số có đạo đức và văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá