Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng lớp 8.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Trả lời câu hỏi giữa bài
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:
Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng ...(1)... dần, vận tốc của quả bóng ...(2)... dần.
Lời giải:
Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.
(1) giảm.
(2) tăng.
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau :
Thế năng của quả bóng ...(1)... dần, còn động năng của nó ...(2)...
Phương pháp giải:
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Lời giải:
Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần.
(1) giảm.
(2) tăng dần.
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau :
Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng …(1)… dần, vận tốc của nó …(2)... dần. Như vậy thế năng của quả bóng …(3)... dần, động năng của nó …(4)… dần.
Phương pháp giải:
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Lời giải:
Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dần. Như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần.
(1) tăng
(2) giảm
(3) tăng
(4) giảm
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:
Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí …(1)… và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí …(2)….
Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí …(3)... và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí …(4)….
Phương pháp giải:
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Lời giải:
Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí A và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.
Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.
(1) A
(2) B
(3) B
(4) A
a) Con lắc đi từ A xuống B.
b) Con lắc đi từ B lên C.
Lời giải:
a) Con lắc đi từ A xuống B: vận tốc tăng dần.
b) Con lắc đi từ B lên C: vận tốc giảm dần.
a) Con lắc đi từ A xuống B ?
b) Con lắc đi từ B lên C ?
Lời giải:
a) Con lắc đi từ A xuống B: thế năng chuyển hóa thành động năng.
b) Con lắc đi từ B lên C: động năng chuyển hóa thành thế năng.
Phương pháp giải:
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Ở vị trí A và C : con lắc có thế năng lớn nhất.
- Ở vị trí B : con lắc có động năng lớn nhất.
Phương pháp giải:
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Lời giải:
- Ở vị trí A và C: con lắc có động năng nhỏ nhất.
- Ở vị trí B: con lắc có thế năng nhỏ nhất.
- Các giá trị nhỏ nhất này đều bằng 0.
a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.
b) Nước từ trên đập cao chảy xuống.
c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.
Lời giải:
a) Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.
b) Thế năng chuyển hóa thành động năng.
c) Ném vật lên cao theo phương thẳng đứng, động năng chuyển hoá thành thế năng.
1. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
+ Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
+ Ví dụ: Trong thí nghiệm 1 hình 17.1 SGK, khi quả bóng rơi xuống, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần. Như vậy thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng lên. Khi chạm đất , quả bóng nảy lên, ta có quá trình ngược lại. Trong thí nghiệm 2 hình 17.2 SGK, vận tốc của con lắc tăng khi con lắc đi từ A về B và giảm khi con lắc đi từ B đến C. Ở vị trí cao nhất ( A hoặc C) thì thế năng lớn nhất, còn động năng nhỏ nhất và bằng 0. Như vậy ta thấy khi trở về vị trí thấp nhất thì động năng chuyển hóa hoàn toàn thành thế năng.
2. Bảo toàn cơ năng
+ Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
+ Lưu ý:
Trong hai thí nghiệm như hình 17.1 và 17.2 SGK, ta thấy nếu bỏ qua ma sát thì độ cao lớn nhất của vật không thay đổi trong quá trình chuyển động, nghĩa là nếu không có ma sát thì cơ năng được bảo toàn. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn mà bị giảm xuống, phần cơ năng mất đi đã chuyển hóa thành một dạng năng lượng khác.