Sách bài tập KHTN 8 Bài 13 (Cánh diều): Phân bón hóa học

1.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 13: Phân bón hóa học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 13: Phân bón hóa học

Bài 13.1 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Một trong các nguyên tố hóa học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là

A. N.                             B. Zn.                        C. P.                          D. K.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong 4 đáp án chỉ có Zn là nguyên tố vi lượng.

Bài 13.2 trang 28 Sách bài tập KHTN 8Công thức hóa học của một trong các loại phân đạm là

A. KCl.                          B. NaCl.                    C. MgSO4.                 D. NH4NO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong 4 đáp án chỉ có NH4NO3 chứa nguyên tố N.

Bài 13.3 trang 28 Sách bài tập KHTN 8Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là

A. K2SO4.                      B. (NH4)2SO4.            C. KNO3.                   D. Ca3(PO4)2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

KNO3 chứa 2 nguyên tố đa lượng K và N nên là phân bón kép.

Bài 13.4 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Trong các hóa chất dưới đây những hóa chất được dùng làm phân bón hóa học: KOH, Na2CO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, (NH4)2SO4?

Lời giải:

Các chất được dùng làm phân bón hoá học là: KCl, K2SO4, (NH4)2SO4.

Bài 13.5 trang 28 Sách bài tập KHTN 8Trong các hợp chất chứa N sau đây những hợp chất nào dùng làm phân đạm để bón cho cây trồng: NaNO2, KNO3, CO(NH2)2, NO, HNO3?

Lời giải:

Chất dùng làm phân đạm bón cho cây trồng là: KNO3, CO(NH2)2.

Bài 13.6 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Để cây lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao ngoài các loại phân hữu cơ, cần bón để bổ sung phân hóa học như phân đạm, phân lân và phân kali. Với một số loại giống lúa theo khuyến cáo, khối lượng phân đạm urea cần bón cho 1 ha trong một vụ như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Bón lót

25 kg phân đạm urea

Bón thúc đợt 1

50 kg phân đạm urea

Bón thúc đợt 2

50 kg phân đạm urea

Bón đón đòng

30 kg phân đạm urea

a) Tính khối lượng phân đạm urea cần bón trong 1 ha lúa trong một vụ.

b) Tính khối lượng N có trong phân đạm urea cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ.

c) Phải dùng bao nhiêu kg phân đạm amonium nitrate (NH4NO3) để có được khối lượng N như trong phân đạm urea cần bón ở trên.

Lời giải:

a) Khối lượng phân đạm cần bón cho 1 ha lúa trong một vụ là:

25 + 50 + 50 + 30 = 155 (kg).

b) Khối lượng N có trong 155 kg CO(NH2)2 là:

14.260.155=72,3(kg).

c) Khối lượng phân đạm NH4NO3 có chứa 72,3 kg N là:

72,3.802.14=206,57 kg.

Bài 13.7 trang 29 Sách bài tập KHTN 8: Người ta sử dụng phân NPK (30 - 9 - 9) để bón cho cây ngô trong một vụ như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Bón thúc đợt 1

120 kg NPK (30-9-9)

Bón thúc đợt 2

90 kg NPK (30-9-9)

Bón thúc đợt 3

90 kg NPK (30-9-9)

a) Tính khối lượng phân NPK (30-9-9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ.

b) Tính khối lượng N cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ.

Lời giải:

a) Lượng phân NPK (30 - 9 - 9) cần bón trong 1 ha cây ngô trong một vụ là:

120 + 90 + 90 = 300 (kg).

b) Lượng N có trong 300 kg phân bón hỗn hợp (30 - 9 - 9) cần bón cho 1 ha cây ngô trong một vụ là: 300.30100 = 90 (kg).

Bài 13.8 trang 29 Sách bài tập KHTN 8:

Trong canh tác cây cà phê theo khuyến cáo ở giai đoạn 1 (ba năm đầu tiên), lượng phân bón hỗn hợp NPK dùng cho 1 ha cây cà phê như sau:

Thời kì

Lượng phân bón/ha

Năm 1

300 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

Năm 2

600 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

Năm 3

800 kg phân hỗn hợp NPK (16-16-8)

 a) Tính khối lượng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) cần dùng để bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1.

b) Tính khối lưọng N có trong phân NPK (16-16-8) cần bón cho 1 ha cây cà phê trong giai đoạn 1.

Lời giải:

a) Khối lượng phân NPK (16 - 16 - 8) cần bón cho một ha cây cà phê trong 3 năm đầu là: 300 + 600 + 800 = 1 700 (kg).

b) Khối lượng N có trong 1700 kg phân bón hỗn hợp NPK (16 - 16 - 8) cần bón cho một ha cây cà phê trong giai đoạn 1 là: 1700.16100= 272 (kg).

Đánh giá

0

0 đánh giá