Sách bài tập KHTN 8 Bài 12 (Cánh diều): Muối

4.3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 12: Muối sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 12: Muối

Bài 12.1 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: Trong các chất NaCl, Mg(OH)2, CaO, MgCO3, ZnCl2, KOH, CuSO4, NH4NO3, số lượng muối là

A. 3.                              B. 4.                           C. 5.                          D. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các chất là muối là: NaCl; MgCO3; ZnCl2; CuSO4; NH4NO3.

Bài 12.2 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Trong các muối NaCl CaCO3 KNO3 BaSO4 CuSO4 AgCl MgCO3 số lượng muối tan trong nước là

A. 3.                              B. 4.                           C. 5.                          D. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số lượng muối tan trong nước là 3, gồm: NaCl; KNO3; CuSO4.

Bài 12.3 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Viết công thức hóa học và ghi và tên gọi hai muối của mỗi acid HCl H2SO4 HNO3.

Lời giải:

- Muối của HCl:

NaCl: Sodium chloride

FeCl2: Iron(II) chloride

- Muối của H2SO4:

MgSO4: Magnesium sulfate

K2SO4: Potassium sulfate

- Muối của HNO3:

Ca(NO3)2: Calcium nitrate

NaNO3: Sodium nitrate

Bài 12.4 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Có một số muối sau MgSO4 KNO3 Ca3(PO4)2 KCl.

a) Viết công thức hóa học của các acid tương ứng với các muối trên.

b) Viết tên gọi của các muối trên.

Lời giải:

a) Công thức hoá học của các acid tương ứng với lần lượt từng muối trên:

H2SO4, HNO3, H3PO4, HCl.

b) Tên gọi các muối:

MgSO4: Magnesium sulfate.

KNO3: Potassium nitrate.

Ca3(PO4)2: Calcium phosphate.

KCl: Potassium chloride.

Bài 12.5 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Cho các chất sau K2SO4 NaNO3 Ca(OH)2 CaCO3 KOH HNO3 CO2 SO3 NaOH H2O là các chất phản ứng và các chất sản phẩm của ba phản ứng hóa học khác nhau. Hãy viết ba phương trình hóa học từ các chất trên.

Lời giải:

Ba phương trình hoá học từ các chất đã cho:

Cho các chất sau K2SO4 NaNO3 Ca(OH)2 CaCO3 KOH HNO3 CO2 SO3 NaOH H2O

Bài 12.6 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Cho hai dung dịch muối NaCl Na2CO3 lần lượt vào các dung dịch HCl BaCl2.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

b) Phản ứng nào tạo ra chất khí, phản ứng nào tạo ra chất kết tủa (không tan trong nước).

c) Dựa vào hiện tượng của các phản ứng trên, nêu cách phân biệt hai dung dịch muối NaCl và Na2CO3 bằng dung dịch HCl, dung dịch BaCl2.

Lời giải:

a) Các phương trình hoá học:

Cho hai dung dịch muối NaCl Na2CO3 lần lượt vào các dung dịch HCl BaCl2

b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl thì có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất khí thoát ra khỏi dung dịch.

Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2 thì có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất không tan màu trắng.

c) Phân biệt hai dung dịch NaCl và Na2CO3 dựa vào các hiện tượng trên khi cho vào dung dịch HCl hoặc BaCl2.

Bài 12.7 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình

Lời giải:

Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình

Bài 12.8 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Các chất A B C là các chất phản ứng chất sản phẩm trong các phản ứng sau

Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình

Lời giải:

Chọn các chất thích hợp để điền vào vị trí dấu ? và hoàn thành các phương trình

Bài 12.9 trang 27 Sách bài tập KHTN 8: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau

Lời giải:

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau

Bài 12.10 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Cho ba chất sau: Ba(OH)2, BaCl2 và BaCO3 Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên và viết các phương trình hóa học phản ứng minh họa.

Lời giải:

Cho ba chất sau: Ba(OH)2, BaCl2 và BaCO3 Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất

Bài 12.11 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Cho các chất sau Mg MgCl2 MgO Mg(OH)2 MgSO4.

a) Lập sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên.

b) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa đã lập được.

Lời giải:

Cho các chất sau Mg MgCl2 MgO Mg(OH)2 MgSO4

Cho các chất sau Mg MgCl2 MgO Mg(OH)2 MgSO4

Bài 12.12 trang 28 Sách bài tập KHTN 8: Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO4 0,1 M Sau khi phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu đỏ được tạo thành.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Giả sử CuSO4 trong dung dịch phản ứng hết, tính khối lượng kim loại màu đỏ được tạo ra.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học xảy ra:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Theo phương trình hoá học: Cứ 1 mol CuSO4 phản ứng sinh ra 1 mol Cu.

Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO4 0,1 M Sau khi phản ứng kết thúc

Bài 12.13 trang 28 Sách bài tập KHTN 8 :Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch NaCl và khí CO2 thoát ra.

a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính thể tích khí CO2 (ở đkc) được tạo thành (coi hiệu suất phản ứng là 100%)

Lời giải:

Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M

Phương trình hoá học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

a) Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol Na2CO3 phản ứng hết với 2 mol HCl.

Vậy cứ 0,005 mol Na2CO3 phản ứng hết với 0,01 mol HCl.

Thể tích của dung dịch HCl là Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,1 M tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1 M = 0,1 L = 100 ml.

b) Theo phương trình hoá học, cứ 1 mol Na2CO3 phản ứng sinh ra 1 mol CO2.

Vậy cứ 0,005 mol Na2CO3 phản ứng sinh ra 0,005 mol CO2.

Thể tích của khí CO2 là: 0,005.24,79 = 0,12395 lít

Lý thuyết KHTN 8 Bài 12: Muối

I. Khái niệm muối

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).

Ví dụ: NaCl, K2SO4, Ca3(PO4)2, NH4NO3 …

II. Tên gọi của muối

Tên gọi muối của một số acid được trình bày trong bảng sau:

Acid

Muối

Ví dụ

Hydrochloric acid (HCl)

Muối chloride

Sodium chloride: NaCl

Sulfuric acid (H2SO4)

Muối sulfate

 

Copper(II) sulfate: CuSO4

Phosphoric acid (H3PO4)

Muối phosphate

Potassium phosphate: K3PO4

Carbonic acid (H2CO3)

Muối carbonate

Calcium carbonate: CaCO3

Nitric acid (HNO3)

Muối nitrate

Magnesium nitrate: Mg(NO3)2

III. Tính tan của muối

- Có muối tan tốt trong nước như: NaCl, CuSO4, Ca(NO3)2, …

- Có muối ít tan trong nước như: CaSO4, PbCl2, …

- Có muối không tan trong nước như: CaCO3, BaSO4, AgCl, …

- Tính tan của một số muối được trình bày trong bảng tính tan sau:

Bảng tính tan trong nước của một số muối

Gốc acid

Các kim loại

K

I

Na

I

Ag

I

Mg

II

Ca

II

Ba

II

Zn

II

Pb

II

Cu

II

Fe

II

Fe

III

Al

III

− Cl

t

t

k

t

t

t

t

i

t

t

t

t

− NO3

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

t

= SO4

t

t

i

t

i

k

t

k

t

t

t

t

= CO3

t

t

k

k

k

k

k

k

-

k

-

-

≡ PO4

t

t

k

k

k

k

k

k

k

k

k

k

t: chất dễ tan trong nước

k: chất không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100 g nước).

i: chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100 g nước).

(-): chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.

IV. Tính chất hoá học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Fe

2. Tác dụng với acid

Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với base

Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

4. Tác dụng với muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 12: Muối

VI. Một số phương pháp điều chế muối

Muối có thể được tạo ra bằng các phương pháp sau:

- Cho dung dịch acid tác dụng với base. Ví dụ:

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

- Cho dung dịch acid tác dụng với oxide base. Ví dụ:

3H2SO4 + Al2O3 → Al2(SO4)3 + 3H2O

- Cho dung dịch acid tác dụng với muối. Ví dụ:

2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑ + H2O

- Cho dung dịch base tác dụng với oxide acid. Ví dụ:

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

- Cho hai dung dịch muối tác dụng với nhau. Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Đánh giá

0

0 đánh giá