Sách bài tập KHTN 8 Bài 9 (Cánh diều): Base

3.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base

Bài 9.1 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?

A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2.                  B. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

C. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH)2.              D. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dãy chỉ gồm các base là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Bài 9.2 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.                           B. NaOH, Mg(OH)2, KOH.

C. NaOH, KOH, Cu(OH)2                          D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dãy chất chỉ gồm các base tan là: Ba(OH)2, NaOH, KOH.

Bài 9.3 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.                     B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.

C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.                 D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dãy chất chỉ gồm các base không tan là: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Bài 9.4 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Nhỏ dung dịch phenolphthalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

A. Cả X và Y đều là dung dịch base.

B. X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base.

C. Cả X và Y đều không phải là dung dịch base.                                

D. X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dung dịch X không làm đổi màu dung dịch phenolphthalein nên dung dịch X không phải là dung dịch base.

Dung dịch Y làm đổi màu dung dịch phenolphathalein thành màu hồng nên dung dịch Y có thể là dung dịch base.

Bài 9.5 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Có ba dung dịch không màu HCl KC1 và NaOH Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất trên. Nêu rõ cách tiến hành.

Lời giải:

Sử dụng quỳ tím.

Cách tiến hành:

- Trích mẫu thử;

- Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl;

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH;

+ Quỳ tím không đổi màu: KCl.

Bài 9.6 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Làm thế nào để xác nhận một dung dịch là dung dịch base?

Lời giải:

Có thể dùng quỳ tím hoặc phenolphthalein để nhận biết.

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

Bài 9.7 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4.

Lời giải:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO+ 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO+ 2H2O

Bài 9.8 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Viết các sơ đồ tạo thành ion OH– trong các dung dịch KOH LiOH và Ba(OH)2.

Lời giải:

KOH → K+ + OH –

LiOH → Li+ + OH –

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH –

Bài 9.9 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1) 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì?

Lời giải:

Ống 1: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Ống 2: giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Ống 3: giấy quỳ không thay đổi màu, giải thích:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Bài 9.10 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hoá học: HCl, NaOH, H2SO4, KCl, NaNO3, MgSO4, H2O, KOH, HNO3, Mg(OH)2. Hãy viết ba phương trình hoá học từ các chất trên.

Lời giải:

Phương trình hoá học:

(1) HCl + KOH → KCl + H2O

(2) NaOH + HNO→ NaNO3 + H2O

(3) H2SO4 + Mg(OH)2 → MgSO4 + 2H2O

Bài 9.11 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Tính thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M.

Lời giải:

Tính thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml

Phương trình hoá học: 2NaOH + H2SO→ Na2SO4 + 2H2O

                                       2                 1                                    mol

Từ phương trình hoá học tính được số mol H2SO4 bằng 1/2 số mol NaOH và bằng 0,01 mol.

Từ đó, tính được thể tích dung dịch H2SO0,4 M cần dùng là 25 ml.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 9: Base

I. Khái niệm base

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.

Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

Ví dụ:

NaOH

Na+

+

OH-

Sodium hydroxide

 

Ion sodium

 

 

Ion hydroxide

Ca(OH)2

Ca2+

+

2OH-

Calcium hydroxide

 

Ion calcium

 

Ion hydroxide

II. Phân loại base

Base được phân thành hai loại chính: base tan và base không tan trong nước.

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2 …

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 9: Base

Dung dịch NaOH

Một số base không tan trong nước

III. Tính chất hoá học

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng.

Quỳ tím và phenolphthalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.

2. Tác dụng với acid

Base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

Sodium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra sodium chloride và nước theo phương trình hoá học:

NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra magnesium chloride và nước theo phương trình hoá học:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

Đánh giá

0

0 đánh giá