Giải Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

4.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 32: Hợp chất của sắt chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hợp chất của sắt lớp 12.

Bài giảng Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

Câu hỏi và bài tập (trang 145 SGK Hóa Học 12)

Bài 1 trang 145 SGK Hóa Học 12Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:

FeS2(1)Fe2O3(2)FeCl3(3)Fe(OH)3(4)Fe2O3(5)FeO(6)FeSO4(7)Fe

Lời giải:

(1)4FeS2+11O2to2Fe2O3+8SO2(2)Fe2O3+6HCl2FeCl3+3H2O(3)FeCl3+3NaOHFe(OH)3+3NaCl(4)2Fe(OH)3toFe2O3+3H2O(5)Fe2O3+H2to2FeO+H2O(6)FeO+H2SO4FeSO4+H2O(7)FeSO4+MgMgSO4+Fe

Bài 2 trang 145 SGK Hóa Học 12Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là :

A.8,19 lít.                                          B.7,33 lít.

C.4,48 lít.                                          D.6,23 lít.

Phương pháp giải:

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFeSO4 = nFeSO4.7H2O

Từ PTHH =>  nH2 = nFeSO4 => VH2

Lời giải:

ta có :        Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

     nFeSO4=nFeSO4.7H2O=55,6278=0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học trên ta có nFeSO4=nH2=0,2 (mol)

Vậy thể tích khí VH2=0,2.22,4=4,48 (lít)

Đáp án C

Bài 3 trang 145 SGK Hóa Học 12Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là :

A. 1,9990 gam                                           B. 1,9999 gam.

C. 0,3999 gam                                           D. 2,1000 gam.

Phương pháp giải:

Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol)

PTHH: Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu 

          x                                          x   (mol)

Kim loại Cu sinh ra sẽ bám vào thanh sắt =>Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng

Ta có: 

∆mtăng = mCu – mFe pư

           = 64x – 56x

=> x =?

Lời giải:

Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu 

          x                              x   (mol)

Dùng phương pháp tăng giảm khối lượng

=> ∆mtăng = mCu – mFe pư

<=> (4,2875 - 4) = 64x – 56x

=> 8x = 0,2856 

=> x = 0,0357125 (mol)

=> mFe pư = 0,0357125.56 = 1,999 (g)

Đáp án B

Bài 4 trang 145 SGK Hóa Học 12Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là.

A.231 gam.

B.232 gam.

C.233 gam.

D. 234 gam.

Phương pháp giải:

Ghi nhớ: 

Ta có thể gộp FeO và Fe2O3 thành Fe3O4 nếu chúng có tỉ lệ mol 1: 1

=> Coi hỗn hợp ban đầu chỉ có Fe3O4

Lời giải:

Cách 1:

mA=mFeO+mFe2O3+mFe3O4=0,5.72+0,5.160+0,5.232=232gam

Cách 2:

Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4.

Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là  232g.

Đáp án B

Bài 5 trang 145 SGK Hóa Học 12Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là :

A.15 gam.                               B.20 gam.

C.25 gam.                               D.30 gam.

Lời giải:

nFe2O3=0,1 (mol).

Fe2O3 + 3CO t0 2Fe + 3CO2

  0,1                                0,3 (mol)

CO2 + Ca(OH)2   → CaCO3 + H2O

0,3                             0,3 (mol)

 Vậy mCaCO3 = 100. 0,3 = 30 (gam).

Đáp án D

Lý thuyết Bài 32: Hợp chất của sắt

I. SẮT (II)

Có tính khử: Fe2+  Fe3+ + 1e và tính oxi hóa : Fe2+  + 2e  Fe

1. Oxit FeO

- Chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên, không tan trong nước

- Tác dụng được với axit sinh ra muối sắt (II) còn khi tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh thì thu được muối sắt (III)

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Điều chế bằng cách dùng CO hay H2 khử sắt (III) oxit ở 500oC

Fe2O3 + CO to 2FeO + CO2

2. Hidroxit Fe(OH)2

- Là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.

- Dễ bị oxi hóa thành sắt (III) hiđroxit màu nâu đỏ trong không khí

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  →  4Fe(OH)3

- Có tính bazơ (tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo nên muối sắt (II))

- Điều chế: trong môi trường không có oxi để thu được sản phẩm tinh khiết

3. Muối sắt (II)

- Đa số tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước.

- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III)

2FeCl2 + Cl2  →  2FeCl3

- Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).

- Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Ứng dụng: muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.

II. SẮT (III)

Có tính oxi hóa : tác dụng với một số kim loại, một số hợp chất có tính khử.

Fe3+ + 1e -> Fe2+  hoặc Fe3+ +3e  -> Fe

1. Oxit Fe2O3

- Là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- Dễ tan trong cả dung dịch axit mạnh

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe.


- Điều chế: qua phản ứng phân hủy sắt (III) hiđroxit ở nhiệt độ cao.

 

- Sắt (III) oxit tồn tại trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang

2. Hidroxit Fe(OH)3

- Là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung dịch axit tạo muối sắt (III) 

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

- Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III).

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

3. Muối sắt (III)

- Các muối sắt (III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Bột đồng tan trong dung dịch muối sắt (III).

Cu + 2FeCl3 (vàng nâu) → CuCl2 + FeCl2

⇒ Dung dịch CuCl2 (màu xanh) và dung dịch FeCl2 (không màu) nên dung dịch thu được có màu xanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá