Lý thuyết KHTN 6 Bài 5 (Cánh diều 2024): Sự đa dạng của chất

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất

I. Chất ở xung quanh ta

- Quan sát xung quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân chúng ta, là vật thể.

- Vật thể được chia thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên như đất, nước, cỏ cây, con người 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra như quần áo, sách vở, xe đạp …

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Mọi vật thể đều do chất tạo nên, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

Ví dụ: Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính); ruột bút chì làm từ than chì (carbon)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên. 

Ví dụ: Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm, nước…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

Ví dụ: Nước có trong đất, trong động vật, thực vật …

II. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng

Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, hoặc khí.

- Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó.

1. Chất rắn

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn.

Ví dụ: Một số chất rắn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều             

- Đặc điểm của chất rắn: chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

2. Chất lỏng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

Đặc điểm của chất lỏng: 

+ Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định.

+ Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.

+ Chất lỏng dễ chảy.

3. Chất khí

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất | Cánh diều

- Đặc điểm của chất khí:

+ Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có kích thước và hình dạng xác định.

+ Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa đó.

III. Tổng kết bài học

Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Ba thể cơ bản của chất là thể rắn, thể lỏng và thể khí.

- Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau:

+ Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.

+ Chất lỏng dễ chảy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

+ Chất khí dễ lan tỏa, không có hình dạng và thể tích xác định.

                              

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất

Câu 1: Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

A. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

B. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.

C. Có hình dạng và thể tích xác định.

D. Không có hình dạng và thể tích xác định.

Đáp án D

Không khí không có hình dạng và thể tích xác định.

Câu 2:Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?

A. Khí oxygen

B. Nước 

C. Sắt

D. Than chì

Đáp án A

Khí oxygen ở thể khí tại nhiệt độ phòng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?

A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.

B. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.

C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

Đáp án C

Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

Câu 4: Đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

A. khối lượng xác định.

B. Có thể tích xác định.

C. Dễ chảy.

D. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.

Đáp án D

Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Vì xăng là một loại chất lỏng nên ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó.

Câu 5: Chất dễ bị nén là:

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất khí

D. Cả 3 phương án trên

Lời giải

Đáp án C

Chất rắn không thể bị nén ở áp suất nhỏ. 

Chất lỏng không dễ nén. 

Chất khí dễ nén.

Câu 6: Cho các vật thể: ngôi nhà, con chó, cây mía, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:

A. Ngôi nhà, con chó, xe máy.

B. Con chó, nước biển, xe máy.

C. Ngôi nhà, viên gạch, xe máy.

D. Con chó, viên gạch, xe máy.

Đáp án C

Vật thể do con người tạo ra: ngôi nhà, viên gạch, xe máy.

Câu 7: Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Đáp án C

Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, còn vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên.

Câu 8: Cho các vật thể: con chim, con bò, đôi giày, vi khuẩn, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

A. Vi khuẩn, con chim, đôi giày.

B. Vi khuẩn, con bò, con chim.

C. Con chim, con bò, máy bay.

D. Con chim, đôi giày, vi khuẩn.

Đáp án B

Các vật sống là: con chim, con bò, vi khuẩn.

Câu 9: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

A. Con chó, xe máy, con người

B. Con sư tử, đồi núi, cây cối

C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối

D. Cây cam, quả quýt, bánh ngọt

Đáp án B

A sai vì xe máy là vật thể nhân tạo

C sai vì bánh mì và nước ngọt có gas là vật thể nhân tạo

D sai vì bánh ngọt là vật thể nhân tạo

Câu 10: Dãy gồm các chất ở thể rắn ở nhiệt độ phòng là:

A. Bút chì, nước, thước kẻ

B. Sữa, nước, cục tẩy

C. Cục tẩy, quyển sách, thước kẻ

D. Sữa, thước kẻ, cục tẩy

Đáp án C

Sữa, nước ở thể lỏng tại nhiệt độ phòng.

 A, B, D sai.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Đo nhiệt độ

Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Bài 7: Oxygen và không khí

Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Đánh giá

0

0 đánh giá