Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 38 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn VTH Ngữ văn 8 Thực hành Tiếng Việt trang 38
Bài tập 1 trang 38 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu chủ đề, cách tổ chức đoạn văn và tác dụng của từng cách tổ chức đoạn văn:
Đoạn văn |
Câu chủ đề |
Cách thức tổ chức (kiểu đoạn văn) |
Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn |
a |
|
|
|
b |
|
|
|
Trả lời:
Đoạn văn |
Câu chủ đề |
Cách thức tổ chức (kiểu đoạn văn) |
Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn |
a |
Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! |
Quy nạp |
Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa. Từ đó câu chủ đề ở cuối đoạn văn mới có cơ sở để nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội. |
b |
Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phẩn tạo nên bản sắc của mỗi trường |
Diễn dịch |
Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường. Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục. |
Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK): ……………..
Cơ sở của việc sắp xếp: ………………..
Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp:……………………..
Cơ sở của việc sắp xếp: ………………..
Trả lời:
Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK): (3) – (1) – (2) – (4)
Cơ sở của việc sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy. Câu (3) là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3)
Cơ sở của việc sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy. Câu (3) là câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ câu chủ đề “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”:
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn (kiểu diễn dịch): ……………
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn (kiểu quy nạp): ……………
Trả lời:
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn (kiểu diễn dịch): Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Lòng yêu nước có thể là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa… Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn (kiểu quy nạp): Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Xem thêm lời giải Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành Tiếng Việt trang 38
Văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta