Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và vận dụng ngôn ngữ “Truyện Kiều” trong giao tiếp | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

14.8 K

Với Soạn bài Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và vận dụng ngôn ngữ “Truyện Kiều” trong giao tiếp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đề tài: Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) và vận dụng ngôn ngữ “Truyện Kiều” trong giao tiếp.

1. Mục đích, phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều để vận dụng vào đời sống xã hội đương đại.

- Phạm vi nghiên cứu: thành phần ngôn gữ giao tiếp trong Truyện Kiều, những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, hệ thống hóa: thống kê, phân loại những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích nội dung và nghệ thuật của những câu thơ hay trong Truyện Kiều thể hiện ngôn ngữ giao tiếp. Trên cơ sở những phân tích cụ thể, khái quát, tổng hợp lại những đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều.

- Phương pháp liên ngành: liên ngành văn học và ngôn ngữ (vận dụng lí thuyết về ngôn ngữ giao tiếp của ngôn ngữ học), liên ngành giữa văn học và văn hóa (văn hóa ứng xử của người Việt Nam) để tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều.

3. Nội dung nghiên cứu

a) Hoàn cảnh giao tiếp

- Gặp gỡ - chia xa – đoàn tụ (Những câu thơ được sử dụng: Hữu tình ta lại gặp ta; Nguyên người quanh quất đâu xa; Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không; Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời; Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi; Chén đưa nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày này năm sau;…).

- Thuận lợi – khó khăn, hòa hợp – xung đột,… (Những câu thơ được sử dụng: Trăn năm tạc một chữ đồng đến xương, Đinh ninh hai miệng một lời song song,…)

b) Đối tượng giao tiếp

- Giao tiếp theo vai: ngang vai, trên – dưới (Trong quan hệ gia đình, Thúy Kiều ở bậc trên so với Thúy Vân nhưng trong hoàn cảnh Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, Kiều lại ở vị thế người dưới. Thúy Kiều có cách nói và cử chỉ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Thúy Kiều là người chịu ơn Từ Hải, nàng dùng cách nói tôn xưng đối với Từ Hải: Cũng may dây cát được nhờ bóng cây; Rộng thương có nội hoa hèn; Trộm nhờ sấm sét ra tay).

- Giao tiếp theo trình độ văn hóa,…(Khi nói với Thúc Sinh – một thư sinh có học, Thúy Kiều dùng cách nói trang trọng, dùng những từ Hán Việt, sử dụng điển cố: Nghĩa trọng nghìn non; Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng/ Tại ai há dám phụ lòng cố nhân. Khi nói về Hoạn Thư, Thúy Kiều dùng cách nói dân gian với những thành ngữ, tục ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau; Kiến bò miệng chén chưa lâu;…).

c) Nội dung giao tiếp

- Thể hiện tình cảm, ý chí:

+ Tâm trạng: buồn – vui, yêu thương – căm giận, ngợi khen – chê trách,… (Những câu thơ được sử dụng: Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê; Ngày vui ngắn chẳng tày gang, Thì treo giải nhất chi nhường cho ai; Khen tài nhá ngọc phun châu; Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao; Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời; Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần; Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều; Rằng hay thì thực là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào; Rằng quen mất nết đi rồi; Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao;…)

+ Ý chí: hoài nghi – tin tưởng, chán nản – quyết tâm,…(Những câu thơ được sử dụng: Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao; Đến bây giờ mới thấy đây/ Mà lòng đã chắc những ngày một hai; Mà trong lẽ phải có người, có ta; Của tin gọi một chút này làm ghi; Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh;,…)

- Thể hiện các mối quan hệ gia đình, xã hội:

+ Quan hệ gia đình: cha con, chồng vợ, anh em (Những câu thơ được sử dụng: Làm con trước phải đền ơn sinh thành; Cũng là máu chảu ruột mềm chứ sao; Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành; Xót tình máu mủ thay lời nước non;…).

+ Quan hệ xã hội: lứa đôi, bạn bè, họ hàng, làng xóm,…(Những câu thơ được sử dụng: Tình trong như đã, mặt ngoài còn e; Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không; Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng, Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ; Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai; Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng; Hại nhân nhân hại sự nào tại ta;…)

d) Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều với đời sống đương đại

Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

- Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều:

+Tăng tính chất hàm súc, thâm thúy trong giao tiếp.

+ Tăng tính chất tinh tế, ứng xử văn hóa trong giao tiếp.

4. Tài liệu tham khảo

Soạn bài Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều

Câu hỏi 1 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Xác định một số nội dung nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam phù hợp với sở thích, nhu cầu, năng lực nghiên cứu của bản thân.

Trả lời:

- Trong các đề tài, vấn đề được gợi ý ở trên, em chọn đề tài: Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Giải thích:

+ Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Việc lựa chọn đề tài này giúp húng ta tìm hiểu về quan niệm của người xưa về "nhân nghĩa".

+ Đề tài giúp chúng ta đi sâu nghiên cứu, cảm nhận về tư tưởng, quan niệm, suy ngẫm của đại thi hào Nguyễn Trãi về "nhân nghĩa" trong các tác phẩm của ông.

Câu hỏi 2 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Từ ý tưởng nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, nêu câu hỏi nghiên cứu và xác lập giả thuyết nghiên cứu.

Trả lời:

Câu hỏi nghiên cứu và xác lập giả thiết nghiên cứu:

- Đề tài, vấn đề bạn lựa chọn có liên quan như thế nào đến nội dung, yêu cầu học tập của chương trình?

Trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học sinh đã được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi cùng các tác phẩm tiêu biểu của ông. Một trong số đó phải kể đến "Bình Ngô đại cáo". Giá trị nội dung nổi bật, bao quát cả tác phẩm là "tư tưởng nhân nghĩa". Việc thực hiện đề tài này giúp chúng ta hiểu sâu hơn, rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi nói riêng và văn học trung đại nói chung.

- Đã có người nghiên cứu về đề tài hay chưa? Đưa ra cách triển khai?

Bình Ngô đại cáo là một trong những áng văn chương tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Nó mang những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng sâu sắc, cũng bởi vậy mà đề tài "Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi" đã được rất nhiều người lựa chọn và khai thác. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này, tôi dự kiến sẽ triển khai và đóng góp như sau:

+ Làm nổi bật được giá trị "tư tưởng nhân nghĩa" trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

+ Làm rõ các giá trị tư tưởng của người xưa về tư tương nhân nghĩa.

+ Ý nghĩa và giá trị về tinh thần mà vấn đề/ đề tài truyền tải.

+ Những ảnh hưởng của đề tài/ vấn đề đối với đời sống hiện tại.

- Có thể tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ cho đề tài, vấn đề nghiên cứu?

Tôi có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau:

+ Tham khảo các bài giảng, ý kiến của thầy cô.

+ Các bài viết phân tích trên mạng: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo;...

+ Các bài viết về có cùng đề tài.

+ Tìm hiểu thông tin, kiến thức qua các sách phân tích về tác giả, tác phẩm.

- Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Bạn có kinh nghiệm gì hoặc dự kiến xin tư vấn của ai để có thể lựa chọn được văn bản tốt nhất?

Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Tôi dự kiến sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó tìm hiểu một số bản dịch của một số nhà văn, thơ nổi tiếng khác như bản dịch của Ngô Tất Tố, bản dịch của Bùi Kỷ trong Lam Sơn thực lục/Cuốn thứ ba....

Câu hỏi 3 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Nêu các bước tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Trả lời:

Các bước tiến hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam:

- Bước 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến xác lập đề tài nghiên cứu

Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.

- Bước 2: Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu:

• Vị trí của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

• Giá trị nhân đạo của thơ Hồ Xuân Hương qua hình tượng người phụ nữ

+ Nội dung nghiên cứu:

• Vẻ đẹp của người phụ nữ

• Bi kịch của người phụ nữ

• Khát vọng của người phụ nữ

• Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ

- Bước 3: Thu thập tài liệu có liên quan tới đề tài và nội dung nghiên cứu.

- Bước 4: Triển khai đề tài nghiên cứu.

Câu hỏi 4 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Tự chọn một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam, triển khai thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

Trả lời:

- Về tác giả có thể chọn đề tài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Thu thập tài liệu: Các tài liệu viết về tác phậm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa- xã hội liên quan đến đề tài. Đó có thể là sách/ luận văn,luận án/ báo in,..

- Đọc, xử lí tài liệu: lưu trữ hợp lí, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng.

- Xác lập câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:

- Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?

- Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.

Đánh giá

5

1 đánh giá

1