Tailieumoi.vn giới thiệu Soạn Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
I. Nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
1. Văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam là tên gọi bộ phận văn học viết được hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Văn học trung đại Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo dựng được một truyền thống văn học đặc sắc với nhiều tên tuổi lớn: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,…
Với mười thế kỉ phát triển, văn học trung đại Việt Nam trải quan bốn giải đoạn lớn:
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV. Đây là thời kỉ nhà nước phong kiến Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất, kiến tạo nền văn hiến dân tộc. Văn học giai đoạn này có một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu như Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu – Lý Công Uẩn), bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà – tương truyền của Lý Thường Kiệt), Hịch tưởng sĩ (Dụ chư tì tưởng hịch văn – Trần Quốc Tuấn) và nhiều tên tuổi nổi tiếng khác như Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Đặng Dung,…
- Từ thế kỉ SV đến hết thế kỉ SVII: Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi mở đầu giai đoạn xây dựng quốc gia Đại Việt thịnh trị, nhưng sau đó, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, đất nước bị chia cắt bởi nội chiến phong kiến. Văn học giai đoạn này phát triển rực rỡ với những tên tuổi như Nguyễn Trãi (Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập), Thân Nhân Trung (Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất), Lê Thánh Tông (nhiều bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập, một số truyện trong Thánh Tông di thảo), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục),…
- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn đến suy thoái. Văn học phát triển hết sức rực rỡ, tập trung phản ánh cuộc sống bất công, quan tâm đến số phận con người, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi,…Các tác phẩm truyện Nôm, ngâm khúc phát triển mạnh mẽ với Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm diễn Nôm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều),…thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…Văn xuôi tự sự cũng đạt được những thành tựu lớn với Kí sự lên kinh (Thượng kính kí sự - Lê Hữu Trác), tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái),…
- Nửa cuối thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, thực dân Pháp xâm lược, triều đình phong kiến để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân vùng lên kháng chiến với tinh thần yêu nước bất khuất,…Văn học giai đoạn này phản ánh tinh thần yêu nước chống xâm lược với âm hưởng bi tráng, tiêu biểu là thơ văn Nguyền Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), thơ văn Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích,…Sau thơ văn yêu nước là thơ văn trào phúng với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,…
Bốn giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm và thành tựu khác nhau, nhưng đều có điểm chung là văn học luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc, đất nước và số phận con người.
2. Tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Nghiên cứu một vấn đề trung đại Việt Nam là hoạt động thu thập, xử lí thông tin nhằm phát hiện và làm sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết hoặc hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề đã được nghiên cứu về văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Đối với học sinh lớp 11, tập nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là bước đầu biết phát hiện và giải quyết một vấn đề đang còn những khúc mắc hoặc chưa được làm sáng tỏ về văn học Việt Nam thời trung đại, biết hệ thống hóa một vấn đề theo mục đich khoa học và thực tiễn. Mục đích chính của việc tập nghiên cứu là hình thành một số thao tác, phương pháp cơ bản trong hoạt động nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: thao tác xử lí tư liệu (tìm kiếm, tra cứu, phân loại nguồn tư liệu,…), phương pháp nghiên cứu liên ngành (nghiên cứu văn học trong mối tương quan với lịch sử, văn hóa,…) phương pháp so sánh văn học, nghiên cứu văn học theo đặc điểm thể loại….
3. Nội dung nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
3.1. Từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài, nội dung nghiên cứu của một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Ý tưởng nghiên cứu có thể được hình thành trong quá trình học tập, đọc tài liệu, khi có những băn khoăn, thắc mắc chưa được giải quyết hoặc khi có những vấn đề được làm sáng tỏ. Ý tưởng nghiên cứu có thể do các em tự tìm ra, cũng có thể do thầy, cô gợi ý hoặc giao nhiệm vụ học tập cho các em.
Dưới đây là một số ví dụ về việc hình thành ý tưởng nghiên cứu trước một hiện tượng, một vấn đề của văn học viết trung đại Việt Nam:
- Trong quá trình học tập, các em tiếp xúc nhiều với những văn bản văn học có nội dung yêu nước, từ đó có thể hình thành ý tưởng nghiên cứu về vai trò, vị trí, đặc điểm của nội dung yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam.
- Tác phẩm văn học trung đại thường có hiện tượng: tên tác phẩm gắn liền với tên thể loại (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Truyền kì mạn lục, Kí sự lên kinh (Thượng kinh kí sự), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…). Hiện tượng mang tính đặc thù này gợi lên ý tưởng nghiên cứu về vai trò của thể loại trong văn học trung đại Việt Nam. Việc định danh thể loại ở tên tác phẩm đã xác định đặc điểm của thể loại và như một định hướng cần thiết khi đọc hiểu tác phẩm, khi đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng thể loại.
- Hiện tượng nhiều câu thơ của Truyện Kiều được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày ở nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi trong xã hội đương đại có thể đem đến ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều.
Sau khi hình thành ý tưởng nghiên cứu cần xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu là sự cụ thể hóa ý tưởng nghiên cứu, chứa đựng những điều chưa biết những đã xuất hiện những tiền đề và khả năng có thể biết. Ví dụ, từ ý tưởng nghiên cứu về ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong Truyện Kiều, có thể hình thành các đề tài nghiên cứu: Sự kết hợp giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương trong “Truyện Kiều”, Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều”, Tác dụng của ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều”, Thành ngữ, tục ngữ trong “Truyện Kiều”,…Ở những đề tài này, có những điều chưa biết (khẩu ngữ và ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều), có những tiền đề và khả năng đã biết (các em đã học Truyện Kiều, những đoạn trích tiêu biểu của Truyện Kiều, đã học và khẩu ngữ, về ngôn ngữ giao tiếp, đã làm quen với một số bài nghiên cứu về Truyện Kiều,…)
Bảng dưới đây thể hiện sự phát triển từ ý tưởng nghiên cứu đến đề tài nghiên cứu:
Ý tưởng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng hay hẹp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích nghiên cứu, trình độ, năng lực của người nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu. Với học sinh lớp 11 – những người bước đầu tập dượt nghiên cứu, nên chọn đề tài có phạm vi hẹp hoặc phạm vi vừa phải.
Ví dụ về đề tài rộng và đề tài hẹp:
Từ đề tài, đề xác định được mục đích và nội dung nghiên cứu, cần đặt ra những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi trong trạng thái nghi vấn tạm thời về vấn đề nghiên cứu, góp phần xác định mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài như: Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích gì? Phạm vi nghiên cứu đến đâu? Những nội dung nào cần nghiên cứu?,…Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra để trả lời cho tính khả thi của câu hỏi nghiên cứu, là “đáp án” tạm thời, “đáp án” dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ, với đề tài Nghiên cứu đặc điểm truyện thơ Nôm, các câu hỏi nghiên cứu sẽ là: Giới hạn phạm vi nghiên cứu truyện thơ Nôm? Đặc điểm truyện thơ Nôm được thể hiện trên các phương diện nào? Những nội dung nào cần nghiên cứu về đặc điểm truyện thơ Nôm?,… Câu hỏi nghiên cứu giúp cho việc xác định mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra phân tích được đặc điểm của truyện thơ Nôm, vận dụng đặc điểm đó để đọc hiểu truyện thơ Nôm. Còn giả thuyết nghiên cứu của đề tài là: Đặc điểm truyện thơ Nôm được thể hiện trên các phương diện đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện. Giả thuyết nghiên cứu này giúp cho việc xác định nội dung nghiên cứu: Đặc điểm đề tài truyện thơ Nôm, đặc điểm nhân vật truyện thơ Nôm, đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện truyện thơ Nôm.
Với đề tài Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều”, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Giới hạn phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều? Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều được thể hiện trên các phương diện nào? Những nội dung nào cần nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều?,..Các câu hỏi nghiên cứu này giúp xác định mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra và đánh giá được những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều được thể hiện qua các phương diện hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Giả thuyết nghiên cứu này giúp cho việc xác định nội dung nghiên cứu. Đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp trọng Truyện Kiều qua hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp.
Bảng dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa đề tài nghiên cứu với mục đích và nội dung nghiên cứu:
3.2. Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam
Có nhiều nội dung nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam. Những nội dung này có thể tập hợp thành những hệ thống vấn đề để người nghiên cứu lựa chọn một vấn đề phù hợp với mục đích, điều kiện và khả năng nghiên cứu. Với học sinh lớp 11, các em có thể tập dượt nghiên cứu một số vấn đề của văn học trung đại Việt Nam sau đây:
3.2.1. Nghiên cứu về một nội dung cảm hứng trong văn học trung đại Việt Nam: cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng thiên nhiên
- Về cảm hứng yêu nước, có thể nghiên cứu những nội dung sau: ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc và tự hào về thời đại; tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược; tư tưởng trung quân ái quốc (trung với vua là yêu nước, yêu nước là trung với vua) – một đặc điểm của tư tưởng yêu nước thời trung đại.
- Về cảm hứng nhân đạo, có thể nghiên cứu các nội dung: tình yêu thương hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh; lên án, tố cáo những thể lực chà đạp lên cuộc sống của người lương thiện, nhất là người phụ nữ; nêu lên khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng tự do, khát vọng công lí, chính nghĩa,…
- Về cảm hứng thiên nhiên, những nội dung có thể nghiên cứu là: cảm hứng về địa danh, phong cảnh đất nước; về bốn mùa xuân, hạ, thu, động; về cảnh vật mây, gió, trăng, hoa, tùng, cúc, trúc, mai,…
3.2.2. Nghiên cứu một vấn đề về thể loại văn học, kiểu văn bản trong văn học trung đại Việt Nam
- Thể loại tự sự: có thể nghiên cứu về truyền kì, về tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm,…qua một tác phẩm cụ thể, tiêu biểu.
- Thể loại trữ tình: có thể nghiên cứu về thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật,…qua một tác giả tiêu biểu hoặc một số bài thơ tiêu biểu.
- Kiểu văn bản: có thể nghiên cứu nghị luận xã hội, nghị luận văn học thời trung đại qua một số tác phẩm tiêu biểu.
3.2.3. Nghiên cứu một vấn đề về ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học thời trung đại là tính tượng trưng, ước lệ, thường sử dụng điển cố. Vì vậy, có thể nghiên cứu về
- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng ở một số tác phẩm thơ hoặc trong sáng tác của một tác giả.
- Cách sử dụng điển cố trong một số tác phẩm cụ thể.
3.2.4. Nghiên cứu một vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa trong văn học trung đại Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của văn học trung đại là luôn có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa thời trung đại. Do vậy, có thể nghiên cứu về văn hóa đề cao nhân nghĩa, đề cao con người trong Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); ứng xử văn hóa trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),…
3.2.5. Nghiên cứu một vấn đề về tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
Kiệt tác như Truyện Kiều hay những tác phẩm lớn như Truyện kì mạn lục, Truyện Lục Vân Tiên,…có nhiều vấn đề để nghiên cứu: thể loại của tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện,…
4. Một số phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam
4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại
Thể loại giữ vai trò quan trọng trong văn học trung đại Việt Nam. Mỗi thể loại có những đặc điểm riêng. Khi sáng tác, các tác giả thường tuân theo những quy phạm về thể loại. Do vậy, người nghiên cứu cần phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại, hay cách khác là trên cơ sở đặc điểm thể loại để tìm hiểu, phân tích tác phẩm.
Ví dụ dưới đây cho thấy người viết đã phân tích tác phẩm theo đặc điểm thể loại:
Để làm nổi bật tác dụng nghệ thuật của yếu tố tự sự, cần chú ý khai thác những sáng tạo của tác giả về cốt truyện, về xây dựng nhân vật, về ngôn ngữ kể chuyện.
- Cùng dựa trên mô hình cốt truyện với ba sự kiện cơ bản là Gặp gỡ - Tai biến (Thử thách) – Đoàn tụ nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn có những đặc sắc riêng. Nhìn hình thức bên ngoài thì đoạn kết của Truyện Kiều là sự đoàn tụ của Thúy Kiều với gia đình, với người yêu và đây là một kết thúc có hậu như bao truyện Nôm khác. Thế nhưng, nhìn sâu vào thực chất thì kết thúc truyện là kết thúc không đoàn tụ, một kết thúc mà Kiều và Kim Trọng mãi mãi chia lìa. Kiều có gặp lại Kim Trọng nhưng không phải gặp lại người yêu, không gặp lại tình yêu. Hơn nữa, khi Kiều quyết định giữ mối quan hệ với Kim Trọng là “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” – chuyển tình chồng vợ thành tình bạn bè thì đây là một quyết định “đoạn tuyệt” Kim Trọng với tư cách người tình. Sâu trong bản chất, kết thúc Truyện Kiều là một kết thúc không có hậu như nhiều truyện Nôm khác mà là một kết thúc bi kịch. Chính cách kết thúc này cho thấy cái nhìn hiện thực sâu sắc của Nguyễn Du. Chính cách kết thúc này càng làm sâu sắc thêm giá trị nhân đạo của tác phẩm: bên cạnh tiếng nói cảm thương là “bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều” (Xuân Diệu), con người sống trong đau khổ thật còn hơn là sống trong hạnh phúc mặc cảm, lừa dối.
- Hệ thống nhân vật trong truyện Nôm là hệ thống nhân vật có thể phân loại chính diện và phản diện, tương ứng với chính – tà, tốt – xấu. Khi xây dựng nhân vật chính diện, các tác giả thường sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để lí tưởng hóa vẻ đẹp của nhân vật, còn lúc miêu tả nhân vật phản diện, các tác giả lại thường sử dụng bút pháp hiện thực để khắc họa tính cách nhân vật. Cần thấy được điều này để có hướng tiếp cận và phân tích nhân vật truyện Nôm cho phù hợp.
Với kiệt tác Truyện Kiều thì bên cạnh tính chất chung lại có những đặc điểm riêng. […]
+ Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, một điều cần lưu ý là với kiệt tác Truyện Kiều thì có những nhân vật khó có thể hoàn toàn phân theo loại, bới tính đa diện của hình tượng nhân vật. Ví dụ, các nhân vật Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư. Ở những hình tượng nhân vật này, có lúc các mảng sáng tối đan xen. Thúy Kiều là nhân vật chính diện, nhưng tuyệt sắc giai nhân, tuyệt sắc phẩm hạnh “Gương trong chẳng chút bụi trần” vẫn có những phút giây yếu lòng khi “Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu” đã khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến. Thúc Sinh “Trước còn trăng gió sau ra đá vàng” với Thúy Kiều nhưng cũng có lúc yếu mềm đến bạc nhược để Kiều rơi vào cảnh “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” và đối xử với Kiều khá cạn tình, cạn nghĩa: “Liệu mà cao chạy xa bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi”. Một nahan vật phản diện, một người như Hoạn Thư “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Bề trong nham hiểm giết người không dao” nhưng có lúc biết đối xử với Kiều bằng tấm lòng tri ngộ: “Rằng: Tài nên trọng, mà tình nên thương”, “Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”. […]
(Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 239 – 241)
4.2. Phương pháp lịch sử
Văn học trung đại Việt Nam có sự gắn bó sâu sắc với lịch sử Việt Nam thời trung đại. Nhiều khi, thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học, một sự kiện lịch sử dẫn đến một sự kiện văn học và ngược lại, sự kiện văn học góp phần ghi dấu mốc cho sự kiện lịch sử. Ví dụ: Sự kiện lịch sử Lý Công Uẩn dời đô năm 1010 gắn với sự ra đời của Chiếu dời đô – một trong những tác phẩm mở đầu nền văn học viết Việt Nam; cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu) gắn với bài thơ Sông núi nước Nam; cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai với sự xuất hiện của Hịch tướng sĩ, thời điểm lịch sử cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc kháng chiến chống Minh toàn thắng với sự ra đời của áng “thiên cổ hùng văn” Đại cáo bình Ngô, gắn với sự kiện lịch sử ngày 16/2/1861, nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc nổi dậy tập kích đồn giặc Pháp là sự ra đời tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…Chính vì vậy, phương pháp lịch sử có vị trí quan trọng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.
Khi nghiên cứu theo phương pháp lịch sử cần lưu ý hai điều cơ bản: thứ nhất, phân tích văn học trong mối tương quan với lịch sử; thứ hai, đối tượng nghiên cứu được nhìn nhận trong sự vận động mang tính lịch sử - sự vận động theo thời gian lịch sử.
Dưới đây là ví dụ nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp lịch sử:
Nhìn chung, văn học viết đã phát triển liên tục trong mười thế kỉ quốc gia độc lập, cùng với sự phát triển của dân tộc. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, dòng văn học viết hình thành dần và trở thành bộ phận không thể thiếu của văn học dân tộc bên cạnh dòng văn học dân gian trong việc khẳng định nước Đại Việt độc lập, tự cường. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của các tập đoàn phong kiến đã khẳng định vai trò của nhân dân trong việc bảo về sự thống nhất của đất nước và nền văn học dân tộc. Và lịch sử chứng kiến việc mở rộng nội dung văn học cũng như hình thức văn học. Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, văn học viết đạt tới sự phát triển rực rỡ với những tác phẩm có tính cổ điển, phản ánh sự lớn mạnh, chưa từng thấy của phong trào nhân dân chống lại giai cấp phong kiến phản động, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo của dân tộc.
Cho đến giữa thế kỉ XIX, nền văn học dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm phát triển. Nền văn học ấy phản ánh đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, đồng thời, lại có ý thức của con người Việt Nam về Tổ quốc, về dân tộc, về bản thân. Nền văn học ấy nảy sinh từ cuộc đấu tranh của dân tộc, đồng thời, lại là sức mạnh tham gia vào cuộc đấu tranh này. Nền văn học ấy ra đời và phát triển trên cơ sở sự hình thành của dân tộc ta, đồng thời, lại là nhân tố của sự hình thành này.
Từ giữa thế kỉ XIX trở đi, văn học dân tộc với những truyền thống lâu đời lại phát triển theo một phương hướng mới, với nhiều sinh lực mới trong cuộc đấu tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc chống kẻ thù xâm lược mới là chủ nghĩa thực dân Pháp.
(Đinh Gia Khánh, trong Văn học Việt Nam thế kỉ X nửa đầu thế kỉ XVIII, tập I, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978, trang 49 – 50)
4.3. Phương pháp liên ngành
Ở thời trung đại, văn học chưa hoàn toàn tách ra thành một loại hình nghệ thuật độc lập như tỏng thời hiện đại. Hiện tượng “văn sử triết bất phân” là đặc điểm của văn học trung đại, không có trong văn học hiện đại. Phương pháp liên ngành là hết sức cần thiết khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Khi áp dụng phương pháp liên nghành trong nghiên cứu văn học, cần đặt văn học trong mối quan hệ liên ngành với lịch sử, văn hóa, tư tưởng,…Văn học phản ánh lịch sử, tư tưởng, văn hóa, đồng thời, những yếu tố lịch sử, văn hóa, tư tưởng lại góp phần cắt nghĩa văn học.
Một ví dụ về nghiên cứu liên ngành giữa văn học và văn hóa:
Nguyễn Trãi đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố văn hóa. Đó là một phát hiện mới. Theo Nguyễn Trãi, nếu dân tộc Đại Việt là một dân tộc độc lập thì không phải chỉ là ở chỗ “Cõi bờ sông núi đã riêng”, mà là còn ở chỗ “Phong tục Bắc Nam cũng khác”, ở chỗ nước Đại Việt “Thật là một nước văn hiến”. Đây thật sự là một lời tuyên ngôn đầu tiên và đầy tự hào về nền văn hóa dân tộc. Nguyễn Trãi đã nêu cao nền văn hiến của dân tộc để chống lại chính sách đồng hóa hiểm độc của giặc, để phản kháng lại thái độ miệt thị văn hóa “man di” của phong kiến Đại Hán. Nguyễn Trãi đã nói đến pháp độ, kỉ cương, đạo nghĩa, phong tục để khẳng định tính độc lập, sự phong phú, lâu đời và sức mạnh đề kháng của nền văn hóa dân tộc, để giành vị trí thích đáng cho nền văn hóa ấy, coi nó là bộ phận quan trọng gắn liền với đất nước. Như vậy, ý thức về nền văn hiến lâu đời của dân tộc và đấu tranh để bảo vệ nền văn hiến ấy là một nội dung mới chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận của Nguyễn Trãi.
(Bùi Duy Tân, Khảo và luận một số tác gia – tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập một, NXB Giáo dục, 1999, trang 77 – 78)
5. Thực hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
5.1. Các bước tiến hành
a) Bước thứ nhất: Từ ý tưởng nghiên cứu đến xác lập đề tài nghiên cứu.
Ví dụ:
Khi xác lập đề tài nghiê cứu, các em có thể tham khảo ý kiến hoặc sử dụng đề tài do thầy, cô hay nhà khoa học, nhà nghiên cứu gợi ý.
Bài tập thực hành 1 (trang 15, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Từ ý tưởng nghiên cứu ở cột bên trái, hãy xác lập đề tài nghiên cứu ở cột bên phải:
Trả lời:
Ý tưởng nghiên cứu |
Đề tài nghiên cứu |
Nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm |
Đề tài 1: Nghiên cứu văn bản và giá trị nội dung truyện thơ Nôm |
Đề tài 2: Nghiên cứu văn bản và giá trị nghệ thuật truyện thơ Nôm |
|
Đề tài 3: Nghiên cứu về đặc điểm của truyện thơ Nôm |
b) Bước thứ hai: Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập mục đích, nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được hình thành từ câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Như trên đã nêu, giả thuyết nghiên cứu là “đáp án” tạm thời, “đáp án” dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu, xác lập nội dung dự kiến sẽ nghiên cứu. Ví dụ:
Khi xác định nội dung nghiên cứu, các em có thể hỏi ý kiến thầy, cô hoặc nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Bài tập thực hành 2 (trang 15, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Từ đề tài nghiên cứu đã có, hãy xác lập mục đích và nội dung nghiên cứu:
Trả lời:
Đề tài nghiên cứu |
Mục đích nghiên cứu |
Nội dung nghiên cứu |
Nhân vật Thúy Kiều (Truyện Kiều của Nguyễn Du) – ước mơ và bi kịch |
Vị trí của hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến. |
Bi kịch của người phụ nữ. |
Giá trị nhân đạo của tác phẩm truyện Kiều qua hình tượng người phụ nữ. |
Khát vọng của người phụ nữ |
|
Phong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. |
Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ |
c) Bước thứ ba: Thu thập tài liệu có liên quan tới đề tài và nội dung nghiên cứu
- Các nguồn thu thập tài liệu:
- Thư viện (trường, địa phương,…)
- Internet: sử dụng các công cụ tìm kiếm với những địa chỉ tin cậy.
- Cách thức tìm kiếm và nội dung tài liệu cần tìm kiếm:
- Dùng tiền đề tài, tên đề mục của nội dung nghiên cứu để xác định tài liệu.
Ví dụ, nếu vấn đề nghiên cứu là thể loại văn học trong văn học trung đại Việt Nam thì tìm đến tên những công trình nghiên cứu về thể loại (công trình nghiên cứu có thể là cuốn sách, bài báo, luận án, luận văn,…)
Nếu vấn đề nghiên cứu tập trung vào tác phẩm văn học thì tìm đến tên những công trình nghiên cứu về tác phẩm đó. Ví dụ một số công trình nghiên cứu về Truyện Kiều:
+ Khi thu thập tài liệu, cần phân loại theo nội dung nghiên cứu, ghi chép những vấn đề có liên quan tới nội dung nghiên cứu, đồng thời, ghi lại những suy nghĩ của bản thân nảy sinh trong quá trình đọc tài liệu.
d) Bước thứ tư: Triển khai đề tài nghiên cứu
- Lập đề cương chi tiết cho nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu theo những nội dung được xác lập ở đề cương chi tiết
- Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, lập thư mục Tài liệu tham khảo.
5.2. Thực hành nghiên cứu hoàn chỉnh một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam
5.2.1. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu những thành công nghệ thuật của ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều để vận dụng vào đời sống xã hội đương đại.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phần ngôn gữ giao tiếp trong Truyện Kiều, những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, hệ thống hóa: thống kê, phân loại những câu thơ Truyện Kiều được sử dụng trong giao tiếp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích nội dung và nghệ thuật của những câu thơ hay trong Truyện Kiều thể hiện ngôn ngữ giao tiếp. Trên cơ sở những phân tích cụ thể, khái quát, tổng hợp lại những đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều.
- Phương pháp liên ngành: liên ngành văn học và ngôn ngữ (vận dụng lí thuyết về ngôn ngữ giao tiếp của ngôn ngữ học), liên ngành giữa văn học và văn hóa (văn hóa ứng xử của người Việt Nam) để tìm hiểu ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều.
5.2.3. Nội dung nghiên cứu
a) Hoàn cảnh giao tiếp
- Gặp gỡ - chia xa – đoàn tụ (Những câu thơ được sử dụng: Hữu tình ta lại gặp ta; Nguyên người quanh quất đâu xa; Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không; Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời; Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi; Chén đưa nhớ bữa hôm nay/ Chén mừng xin đợi ngày này năm sau;…).
- Thuận lợi – khó khăn, hòa hợp – xung đột,… (Những câu thơ được sử dụng: Trăn năm tạc một chữ đồng đến xương, Đinh ninh hai miệng một lời song song,…)
b) Đối tượng giao tiếp
- Giao tiếp theo vai: ngang vai, trên – dưới (Trong quan hệ gia đình, Thúy Kiều ở bậc trên so với Thúy Vân nhưng trong hoàn cảnh Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, Kiều lại ở vị thế người dưới. Thúy Kiều có cách nói và cử chỉ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Thúy Kiều là người chịu ơn Từ Hải, nàng dùng cách nói tôn xưng đối với Từ Hải: Cũng may dây cát được nhờ bóng cây; Rộng thương có nội hoa hèn; Trộm nhờ sấm sét ra tay).
- Giao tiếp theo trình độ văn hóa,…(Khi nói với Thúc Sinh – một thư sinh có học, Thúy Kiều dùng cách nói trang trọng, dùng những từ Hán Việt, sử dụng điển cố: Nghĩa trọng nghìn non; Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng/ Tại ai há dám phụ lòng cố nhân. Khi nói về Hoạn Thư, Thúy Kiều dùng cách nói dân gian với những thành ngữ, tục ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau; Kiến bò miệng chén chưa lâu;…).
c) Nội dung giao tiếp
- Thể hiện tình cảm, ý chí:
+ Tâm trạng: buồn – vui, yêu thương – căm giận, ngợi khen – chê trách,… (Những câu thơ được sử dụng: Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê; Ngày vui ngắn chẳng tày gang, Thì treo giải nhất chi nhường cho ai; Khen tài nhá ngọc phun châu; Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao; Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời; Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần; Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều; Rằng hay thì thực là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào; Rằng quen mất nết đi rồi; Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao;…)
+ Ý chí: hoài nghi – tin tưởng, chán nản – quyết tâm,…(Những câu thơ được sử dụng: Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao; Đến bây giờ mới thấy đây/ Mà lòng đã chắc những ngày một hai; Mà trong lẽ phải có người, có ta; Của tin gọi một chút này làm ghi; Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh;,…)
- Thể hiện các mối quan hệ gia đình, xã hội:
+ Quan hệ gia đình: cha con, chồng vợ, anh em (Những câu thơ được sử dụng: Làm con trước phải đền ơn sinh thành; Cũng là máu chảu ruột mềm chứ sao; Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành; Xót tình máu mủ thay lời nước non;…).
+ Quan hệ xã hội: lứa đôi, bạn bè, họ hàng, làng xóm,…(Những câu thơ được sử dụng: Tình trong như đã, mặt ngoài còn e; Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không; Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng, Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ; Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai; Dẫu mòn bia đá dám sai tấc vàng; Hại nhân nhân hại sự nào tại ta;…)
d) Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều với đời sống đương đại
Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ở Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
- Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều:
+Tăng tính chất hàm súc, thâm thúy trong giao tiếp.
+ Tăng tính chất tinh tế, ứng xử văn hóa trong giao tiếp.
5.2.4 Tài liệu tham khảo
Câu hỏi 1 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Xác định một số nội dung nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam phù hợp với sở thích, nhu cầu, năng lực nghiên cứu của bản thân.
Trả lời:
- Trong các đề tài, vấn đề được gợi ý ở trên, em chọn đề tài: Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Giải thích:
+ Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Việc lựa chọn đề tài này giúp húng ta tìm hiểu về quan niệm của người xưa về "nhân nghĩa".
+ Đề tài giúp chúng ta đi sâu nghiên cứu, cảm nhận về tư tưởng, quan niệm, suy ngẫm của đại thi hào Nguyễn Trãi về "nhân nghĩa" trong các tác phẩm của ông.
Câu hỏi 2 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Từ ý tưởng nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, nêu câu hỏi nghiên cứu và xác lập giả thuyết nghiên cứu.
Trả lời:
Câu hỏi nghiên cứu và xác lập giả thiết nghiên cứu:
- Đề tài, vấn đề bạn lựa chọn có liên quan như thế nào đến nội dung, yêu cầu học tập của chương trình?
Trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học sinh đã được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trãi cùng các tác phẩm tiêu biểu của ông. Một trong số đó phải kể đến "Bình Ngô đại cáo". Giá trị nội dung nổi bật, bao quát cả tác phẩm là "tư tưởng nhân nghĩa". Việc thực hiện đề tài này giúp chúng ta hiểu sâu hơn, rõ hơn về tư tưởng nhân nghĩa trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi nói riêng và văn học trung đại nói chung.
- Đã có người nghiên cứu về đề tài hay chưa? Đưa ra cách triển khai?
Bình Ngô đại cáo là một trong những áng văn chương tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Nó mang những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng sâu sắc, cũng bởi vậy mà đề tài "Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi" đã được rất nhiều người lựa chọn và khai thác. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này, tôi dự kiến sẽ triển khai và đóng góp như sau:
+ Làm nổi bật được giá trị "tư tưởng nhân nghĩa" trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
+ Làm rõ các giá trị tư tưởng của người xưa về tư tương nhân nghĩa.
+ Ý nghĩa và giá trị về tinh thần mà vấn đề/ đề tài truyền tải.
+ Những ảnh hưởng của đề tài/ vấn đề đối với đời sống hiện tại.
- Có thể tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ cho đề tài, vấn đề nghiên cứu?
Tôi có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
+ Tham khảo các bài giảng, ý kiến của thầy cô.
+ Các bài viết phân tích trên mạng: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo;...
+ Các bài viết về có cùng đề tài.
+ Tìm hiểu thông tin, kiến thức qua các sách phân tích về tác giả, tác phẩm.
- Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Bạn có kinh nghiệm gì hoặc dự kiến xin tư vấn của ai để có thể lựa chọn được văn bản tốt nhất?
Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Tôi dự kiến sẽ tham khảo ý kiến của các giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó tìm hiểu một số bản dịch của một số nhà văn, thơ nổi tiếng khác như bản dịch của Ngô Tất Tố, bản dịch của Bùi Kỷ trong Lam Sơn thực lục/Cuốn thứ ba....
Câu hỏi 3 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Nêu các bước tiến hành nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Trả lời:
Các bước tiến hành nghiên cứu một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam:
- Bước 1: Từ ý tưởng nghiên cứu đến xác lập đề tài nghiên cứu
Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
- Bước 2: Từ đề tài nghiên cứu đến xác lập nội dung nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu:
• Vị trí của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
• Giá trị nhân đạo của thơ Hồ Xuân Hương qua hình tượng người phụ nữ
+ Nội dung nghiên cứu:
• Vẻ đẹp của người phụ nữ
• Bi kịch của người phụ nữ
• Khát vọng của người phụ nữ
• Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ
- Bước 3: Thu thập tài liệu có liên quan tới đề tài và nội dung nghiên cứu.
- Bước 4: Triển khai đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi 4 (trang 19, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Tự chọn một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam, triển khai thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
Trả lời:
- Về tác giả có thể chọn đề tài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Thu thập tài liệu: Các tài liệu viết về tác phậm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa- xã hội liên quan đến đề tài. Đó có thể là sách/ luận văn,luận án/ báo in,..
- Đọc, xử lí tài liệu: lưu trữ hợp lí, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng.
- Xác lập câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?
- Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.
II. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
1. Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?
Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày và công bố những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu một vấn đề của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Báo cáo kết quả nghiên cứu là một kiểu văn bản thông tin khoa học – thông tin về mục đích, phương pháp, nội dung nghiên cứu và những kết luận khoa học được rút ra trong quá trình nghiên cứu. Nếu báo cáo khoa học nói chung cần phải tường trình công việc nghiên cứu thì báo cáo nghiên cứu chỉ tập trung vào kết quả nghiên cứu.
2. Cách thức viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
2.1. Chuẩn bị
- Sắp xếp, hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thuyết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
- Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng, phân tích trong báo cáo nghiên cứu.
- Lập đề cương/ dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường, đề cương/ dàn ý có những phần chính như sau:
+ Phần Mở đầu: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (nếu cần thiết).
+ Phần Nội dung: Nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn.
+ Phần Kết luận: Tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu hướng nghiên cứu mở rộng, nâng cao tiếp theo (nếu có).
2.2. Viết báo cáo
Viết báo cáo trên cơ sở đề cương/ dàn ý/ Tuy nhiên, nếu nảy sinh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung so với đề cương thì sẽ điều chỉnh, bổ sung trong khi viết.
Viết nhan đề
Nhan đề cần phải ngắn gọn và rõ ràng, nêu được vấn đề văn học trung đại Việt Nam sẽ trình bày trong báo cáo.
Nếu vấn đề nghiên cứu rộng, cần giới hạn phạm vi thì có thể nêu phạm vi giới hạn trong ngoặc đơn sau nhan đề. Ví dụ: Đặc điểm truyện truyền kì (qua Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).
Bài tập thực hành 1 (trang 20, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Hãy viết nhan đề cho một báo cáo nghiên cứu từ những gợi ý ở cột bên trái.
Với gợi ý thứ nhất, các em có thể chọn một trong các nhan đề phù hơp với nội dung nghiên cứu mà bản thân thấy hứng thú, đã từng quan tâm và muốn tìm hiểu. Ví dụ: Đặc điểm nhân vật truyện thơ Nôm; Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện thơ Nôm; Đặc điểm truyện thơ Nôm có yếu tố tự thuật (qua trường hợp Truyện Lục Vân Tiên);…
Trả lời:
Truyện thơ Nôm |
Đặc điểm văn bản truyện thơ Nôm (qua Truyện Kiều của Nguyễn Du) |
Thơ Nôm Đường luật |
Đặc điểm văn bản truyện thơ Nôm Đường luật (qua Cảnh thu của Hồ Xuân Hương) |
Văn chính luận của Nguyễn Trãi |
Đặc điểm văn chính luận của Nguyễn Trãi |
Ngôn ngữ Truyện Kiều |
Đặc điểm ngôn ngữ trong Truyện Kiều. |
Viết phần Mở đầu
- Viết lí do chọn vấn đề viết báo cáo: Có thể xuất phát từ những lí do chính như vị trí, tầm quan trọng của vấn đề trong chương trình học tập; tác dụng thiết thức của vấn đề đối với việc học tập của bản thân, đối với xã hội; yêu cầu phải thực hiện một nhiệm vụ học tập; bản thân say mê hứng thú;…
Ví dụ, viết lí do chọn vấn đề báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả Hồ Xuân Hương giữ vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương được giảng dạy trong nhà trường. Hình tượng người phụ nữ là hình tượng trung tâm, nổi bật, đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương. Qua hình tượng người phụ nữ, người đọc, người học thấy được giá trị nhân đạo trong sáng tác của “Bà chúa thơ Nôm”.
- Viết mục đích nghiên cứu: Nêu rõ cái đích cần đạt được về nội dung khoa học và tác dụng thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi “Hướng vào việc gì?”, “Để làm gì”?,…
Ví dụ, viết mục đích nghiên cứu cho báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Làm rõ những nội dung viết về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt.
- Viết đối tượng nghiên cứu: Xác định sự vật, hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.
Ví dụ, đối tượng nghiên cứu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: những bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
- Viết phạm vi nghiên cứu: Xác định giới hạn về phạm vi tài liệu khảo sát, về nội dung nghiên cứu.
Với đề tài Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những bài thơ Nôm có chủ đề về người phụ nữ.
- Viết phương pháp nghiên cứu: Cần nêu được tên phương pháp, mục đích sử dụng phương pháp, cách thức tiến hành phương pháp.
Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, cần sử dụng một số phương pháp chính: phương pháp khảo sát, hệ thống hóa tư liệu; phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại; phương pháp so sánh. Hoặc viết về phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại: phân tích đặc điểm thơ Đường luật (tác dụng của các yếu tố về kết cấu, nghệ thuật đối, hình ảnh khi thể hiện hình tượng người phụ nữ), phân tích theo đặc điểm thơ trữ tình (chú ý tới chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình là tác giả Hồ Xuân Hương với những cảm xúc, suy tư về người phụ nữ, về chính bản thân mình cũng là một người phụ nữ).
Bài tập thực hành 2 (trang 22, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Hãy viết lí do chọn vấn đề báo cáo, mục đích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho đề tài “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).
Trả lời:
- Lí do: Truyện Kiều là một trong những tuyệt tác văn chương nổi bật trong nền văn học trung đại Việt Nam.Trong tác phẩm, từ Hán Việt, điển cố được sử dụng rất đúng chỗ và sáng tạo. Từ thuần Việt được sử dụng khéo léo, tinh tế. Lời thơ lục bát cổ điển (nhiều tiểu đối, ẩn dụ, phép sóng đôi…) Từ ngữ phong phú, sáng tạo.
- Mục đích: Làm rõ những giá trị nghệ thuật giao tiếp trong tác phẩm Truyện Kiều, giúp cho việc tìm hiểu, nghiêm cứu, cảm nhận tác phẩm tốt hơn.
- Phạm vi nghiên cứu: các truyện thơ Nôm, những bài có sử dụng ngôn ngữ đặc sắc.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa tư liệu, phương pháp khảo sát...
Viết phần Nội dung
Phần nội dung là phần trọng tâm của báo cáo.
Khi viết phần nội dung, cần dựa trên cơ sở đề cương để trình bày lần lượt các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. Thứ tự nội dung và kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự xuất hiện trước – sau trong mối tương quan của các vấn đề nghiên cứu, hoặc theo mức độ quan trọng của nội dung và kết quả nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu được trình bày theo phạm vi vấn đề từ rộng đến hẹp. Ở những công trình lớn thì bắt đầu từ phần rồi đến chương, từ chương đến các đề mục, từ đề mục đến các tiết mục. Ở những công trình có quy mô vừa phải thì có thể bắt đầu từ chương, quy mô nhỏ thì có thể bắt đầu từ đề mục.
Mỗi tiết mục có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn.
Khi viết, cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung được trình bày trong báo cáo.
Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể viết theo trình tự các đề mục/ nội dung sau:
Bài tập thực hành 3 (trang 23, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Viết hoàn chỉnh một trong các nội dung sau ở báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)”: đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp.
Trả lời:
- Đối tượng giao tiếp: Các nhân vật như Kiều, Thúy Vân, Trương Sinh, Mã Giám sinh...
- Hoàn cảnh giao tiếp: Gặp mặt, trao duyên....
- Nội dung giao tiếp: Lợi tâm tình, lời trao đổi, lời bộc lộ....
Viết phần Kết luận
Phần Kết luận cần khái quát ngắn gọn những kết quả nghiên cứu, nêu hướng mở rộng vấn đề nghiên cứu (nếu có).
Ví dụ, với báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể khái quát những kết luận rút ra từ phần nội dung nghiên cứu: tiếng nói của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thương trước bi kịch, đồng tình trước khát vọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, tiếng nói tự ý thức cá nhan của Hồ Xuân Hương. Hình tượng người phụ nữ góp phần khẳng định giá trị nhân đạo của thơ Hồ Xuân Hương. Hướng mở rộng vấn đề nghiên cứu tiếp theo: Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của tác giả khác (Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu,…) hoặc hình tượng người phụ nữ trong thể loại văn học khác (thể loại truyện thơ, thể loại truyện kí,…)
Bài tập thực hành 4 (trang 23, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Viết phần Kết luận cho báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).
Trả lời:
- Ngôn ngữ hội thoại trong Truyện Kiều đã vượt lên hẳn so với các tác phẩm cùng thể loại, cùng thời đại và thậm chí khác thời đại của Nguyễn Du. Đó là ngôn ngữ gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân.
- Ngôn ngữ lập luận đã được các nhân vật sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều tình huống giao tiếp khác nhau và đã phát huy tác dụng tích cực của nó.
- Các nhân vật ấy đã vận dụng một cách uyển chuyển các phương châm, biện pháp, yếu tố của chiến lược giao tiếp khi tham gia hội thoại làm cho những cuộc thoại có mặt họ trở nên nhuần nhị, nhanh chóng đạt được hiệu đích giao tiếp và trở thành một trong những mẫu mực về hội thoại mà các nhà ngữ dụng học cần phải quan tâm nghiên cứu.
Thông qua các động từ nói năng này và ngôn ngữ hội thoại độc đáo, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.
Trình bày phần Tài liệu tham khảo
Nêu các tài liệu đã được tham khảo hoặc sử dụng trong quá trình viết báo cáo.
Tài liệu tham khảo trình bày theo các nhóm: tiếng Việt và tiếng nước ngoại (nếu có), theo tài liệu in và tài liệu mạng (nếu có).
Các tài liệu được sắp xếp thứ tự theo a,b,c,…tên hoặc họ tác giả, người chủ biên. Nếu công trình tập hợp nhiều tác giả thì lấy chữ cái đầu của tên sách để sắp xếp thứ tự.
Mỗi tài liệu cần nêu theo trình tự: tên tác giả, năm xuất bản tài liệu (đặt trong ngoặc đơn), tên tài liệu (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản (nếu có). Với các bài báo, tạp chí thì tên bài báo đặt trong ngoặc kép, nên tên tạp chí (in nghiêng), số tạp chí, số trang của bài báo.
Ví dụ, tài liệu tham khảo của báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tái bản, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Hồ Xuân Hương – Về tác giả và tác phẩm (2010), Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Đặng Thanh Lê (1983), “Hồ Xuân Hương – bài thơ Mời trầu, cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết”, Tạp chí Văn học, số 5, trang 68 – 79.
4. Thơ Hồ Xuân Hương (1982), Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội.
Bài tập thực hành 5 (trang 24, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Lập thư mục Tài liệu tham khảo cho báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)” (Học sinh tìm đọc và bổ sung thêm ba tài liệu vào Tài liệu tham khảo đã có ở trang 19).
Trả lời:
1. Chu Thị Thuỷ An (1996), Ngữ nghĩa và cách thể hiện lời đáp trong hội thoại, Luận án Thạc sĩ Khoa Ngữ văn, Vinh.
2. Trần Thị Vân Anh (2006), Quan hệ thời gian theo kiểu trùng ứng - một định hướng cho việc phân tích Truyện Kiều, Ngữ học trẻ 2006, tr.300-304.
3. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoàng Cao Cương (2007), Cơ sở kết nối lời tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8.
6. Đinh Trần Cương (1991), Một số ý kiến về chữ nghĩa Truyện Kiều, Tạp chí Hán Nôm, số 1, tr.67-72.
Trình bày phần Phụ lục (nếu có)
Phần Phụ lục tách riêng, đặt cuối báo cáo, chứa những thông tin bổ sung liên quan tới báo cáo (phần chính văn). Phụ lục thường là các số liệu, bảng biểu, các thông tin bổ sung khác, được trình bày bằng văn bản hoặc hình ảnh, video (đường link),…để hỗ trợ cho báo cáo, làm cho báo cáo trở nên thuyết phục hơn. Phần Phụ lục có thể tách ra thành nhiều phụ lục thì cần đánh số ở đầu mỗi phụ lục và ghi tiêu đề cho phụ lục nhỏ. Việc sắp xếp hệ thống các phụ lục nhỏ cần hợp lí và mang tính khoa học.
Ví dụ, Phụ lục của báo cáo về Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có thể gồm các bảng thống kê, phân loại các bài thơ, câu thơ theo hệ thống vấn đề: Bi kịch người phụ nữ, Vẻ đẹp của người phụ nữ, Khát vọng của người phụ nữ,…Có thể cung cấp đường link để người đọc tham khảo những đoạn video sân khấu hóa bài thơ Bánh trôi nước, hoạt cảnh thể hiện người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,…
2.3. Chỉnh sửa báo cáo và công bố báo cáo
Về cách chỉnh sửa báo cáo và các hình thức công bố báo cáo, các em đã được học ở Chuyên đề 1 trong Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Các em có thể vận dụng những điều đã học để chỉnh sửa và công bố báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
3. Thực hành viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Bài tập thực hành (trang 25, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Viết hoàn chỉnh báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)”.
Trả lời:
Viết báo cáo dựa trên những gợi ý các bước ở mục "Cách thức viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn hoc trung đại Việt Nam".
Câu hỏi 1 (trang 25, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Thế nào là viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?
Trả lời:
Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày và công bố những kết quả đã đạt được trong nghiên cứu một vấn đề của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
Câu hỏi 2 (trang 25, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Nêu các bước tiến hành viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Trả lời:
1. Chuẩn bị
- Sắp xếp, hệ thống các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thiết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại
Việt Nam.
- Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng, phân tích trong báo cáo nghiên cứu. – Lập đề cương / dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường, đề cương / dàn ý thường có những phần chính:
+ Phần Mở đầu: nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (nếu cần thiết).
+ Phần Nội dung: nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn.
+ Phần Kết luận: tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu hướng nghiên cứu mở rộng, nâng cao tiếp theo (nếu có).
2.Viết báo cáo
Viết báo cáo trên cơ sở đề cương / dàn ý. Tuy nhiên, có thể nảy sinh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung so với đề cương thì sẽ điều chỉnh, bổ sung trong khi viết.
Câu hỏi 3 (trang 25, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Tự chọn một vấn đề văn học trung đại Việt Nam và thực hành các công việc:
a) Lập đề cương của báo cáo.
b) Viết phần nội dung của báo cáo.
Trả lời:
- Về tác giả có thể chọn đề tài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Thu thập tài liệu: Các tài liệu viết về tác phậm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa - xã hội liên quan đến đề tài. Đó có thể là sách/ luận văn,luận án/ báo in,..
- Đọc, xử lí tài liệu: lưu trữ hợp lí, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng.
- Xác lập câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?
- Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.
III. Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
1. Thế nào là thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?
Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là trình bày một cách hệ thống và rõ ràng kết quả nghiên cứu về một vấn đề của văn học Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bằng ngôn ngữ nói và các phương tiện phi ngôn ngữ.
Quy trình để có một bài thuyết trình là từ nghiên cứu đến viết báo cáo nghiên cứu và từ báo cáo bằng văn bản viết chuyển thành thuyết trình bằng văn bản nói. Như vậy, nội dung thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam là dựa trên cơ sở nội dung nghiên cứu và báo cáo nghiên cứu về vấn đề đó.
2. Cách thức thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
2.1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị nội dung và hình thức thuyết trình:
+ Nội dung thuyết trình là những nội dung đã được viết trong báo cáo nghiên cứu.
+ Tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tượng, thời lượng của buổi thuyết trình để lựa chọn nội dung thuyết trình: trình bày toàn bộ một vấn đề về văn học trung đại Việt Nam hay chỉ trình bày phần nội dung và kết quả nghiên cứu, trình bày tất cả các nội dung hay chỉ lựa chọn đi sâu vào những nội dung trọng tâm.
+ Hình thức trình bày là tóm lược hay diễn giải đầy đủ, chỉ dùng ngôn ngữ nói hay kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (trình chiếu PowerPoint, tranh, ảnh, video,…) trong thuyết trình.
Ví dụ, khi thuyết trình vấn đề Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể trình bày toàn bộ quá trình nghiên cứu với tất cả nội dung nghiên cứu (lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các nội dung và kết quả nghiên cứu), hoặc chỉ lựa chọn một/ một số nội dung trong các nội dung để thuyết trình: Bi kịch của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương; Khát vọng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương; Ý thức về cá nhân và ý thức về giới nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Cũng có thể lựa chọn trình bày kết hợp “cặp đôi” nội dung: bi kịch và vẻ đẹp, vẻ đẹp và khát vọng, khát vọng và tự ý thức.
- Chuẩn bị điều kiện và phương tiện thuyết trình;
+ Chuẩn bị phương tiện máy móc, thiết bị sử dụng khi thuyết trình: ánh sáng, âm thanh, máy tính, máy hình, kết nối mạng Internet,…
+ Chuẩn bị không gian thuyết trình (lớp học, phòng hội thảo, hội trường,…), vị trí của người thuyết trình, chỗ ngồi của người nghe,…
2.2. Trình bày
- Trước khi thuyết trình cần có lời chài hỏi để làm quen, tạo không khí tự nhiên, thân mật, gây ấn tượng ban đầu. Trong lời chào hỏi cần tự giới thiệu về bản thân (họ tên, tùy theo phạm vi rộng, hẹp ở đối tượng nghe để tự giới thiệu về đơn vị tổ, lớp, trưởng), hỏi thăm, chào mừng người đến dự, chúc buổi thuyết trình thành công,…
- Thông báo cho người nghe về nội dung công việc của buổi thuyết trình: thời gian thuyết trình, phần thuyết trình và phần thảo luận (sau mỗi nội dung trình bày) sẽ thảo luận hay thuyết trình xong toàn bộ vấn đề mới thảo luận, hình thức nêu thắc mắc, nêu câu hỏi cần giải đáp bằng lời nói hay bằng phiếu hỏi,…).
- Để người nghe dễ theo dõi, nắm bắt vấn đề, nên trình bày theo phương pháp diễn dịch: khát quát nội dung trình bày, sau đó thuyết trình những nội dung cụ thể.
Ví dụ, thuyết trình vấn đề Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Trước hết, cần khái quát nội dung vấn đề sẽ thuyết trình: phần thuyết trình bao gồm các nội dung về Bi kịch của người phụ nữ; Vẻ đẹp của người phụ nữ; Khát vọng của người phụ nữ; Ý thức về cá nhân và ý thức về giới nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Sau đó, lần lượt trình bày cụ thể từng nội dung.
Ở từng nội dung cũng nên thuyết trình theo phương pháp diễn dịch. Ví dụ, ở nội dung Bi kịch của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trước hết, cần khái quát bằng một câu chủ đề: “Bi kịch của người phụ nữ có cả bi kịch về thể chất và bi kịch về tinh thần”. Sau đó, lần lượt trình bày bi kịch về thể chất và bi kịch về tinh thần của người phụ nữ.
- Để nối kết các nội dung trình bày, có thể dùng kiểu câu “không những A mà còn B”, “bên cạnh A còn B”,… Ví dụ: “Người phụ nữ không chỉ đau khổ về thể chất mà còn đau khổ về tinh thần”, “Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, người phụ nữ còn đẹp ở tâm hồn, phẩm chất”,…Cũng có thể dùng những cách nói tự nhiên trong thuyết trình: “Bây giờ, tôi sẽ nói về những khát vọng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương”., “Tiếp theo là ý thức về giới nữ trong câu thơ của “Bà chúa thơ Nôm”,…
- Để kết luận nội dung thuyết trình, có thể dùng các câu mở đầu với “Tóm lại là…”, “Nhìn chung là…”, “Kết luận lại là…”,…
2.3. Rút kinh nghiệm
Chuyên đề 1 trong sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 đã nêu lên cách thức rút kinh nghiệm đối với bài thuyết trình. Các em vận dụng phương pháp đã học để rút kinh nghiệm cho bài thuyết trình về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
3. Thực hành thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Bài tập thực hành (trang 27, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Thuyết trình về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)”.
Gợi ý:
- Chuyển các nội dung của báo cáo Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” thành một bài thuyết trình.
- Khi thuyết trình, có thể trình bày toàn bộ vấn đề hoặc lựa chọn một/ một số nội dung cần đi sâu.
- Đối tượng thuyết trình: tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
- Tiến hành theo các bước khi thuyết trình.
Trả lời:
HS dựa vào gợi ý để thuyết trình vấn đề trên.
Câu hỏi 1 (trang 27, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Khi thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, cần vận dụng những gì từ nghiên cứu và từ báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam?
Trả lời:
Khi thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, cần vận dụng kết quả từ các nghiên cứu và các báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Câu hỏi 2 (trang 27, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều): Nêu các bước tiến hành để thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
Trả lời:
1. Chuẩn bị
- Sắp xếp, hệ thống các tài liệu đã thu thập được theo nội dung nghiên cứu – những nội dung đã được xác lập từ giả thiết nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại
Việt Nam.
- Lựa chọn những dẫn chứng sẽ được sử dụng, phân tích trong báo cáo nghiên cứu. – Lập đề cương / dàn ý của báo cáo với những phần, chương, đề mục lớn. Thông thường, đề cương / dàn ý thường có những phần chính:
+ Phần Mở đầu: nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (nếu cần thiết).
+ Phần Nội dung: nêu nội dung nghiên cứu theo trình tự: phần – chương – mục. Với một báo cáo nghiên cứu có dung lượng vừa phải thì nội dung nghiên cứu chỉ cần giới hạn ở các đề mục lớn.
+Phần Kết luận: tóm lược lại kết quả nghiên cứu, nêu hướng nghiên cứu mở rộng, nâng cao tiếp theo (nếu có).
2.Viết báo cáo
Viết báo cáo trên cơ sở đề cương / dàn ý. Tuy nhiên, có thể nảy sinh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung so với đề cương thì sẽ điều chỉnh, bổ sung trong khi viết.
Trả lời:
HS đọc bản báo cáo đã làm ở câu hỏi 3 phần Thực hành viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ VĂN BẢN VIẾT VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Hệ thống nhân vật Truyện Kiều
Đồng thời với Truyện Kiều có tác phẩm văn xuôi chữ Hán Hoàng Lê nhất thống chí. Với tư cách là tác phẩm tự sự lịch sử, Hoàng Lê nhất thống chí đã đưa lên sân khấu hàng trăm nhân vật. Truyện Kiều, tác phẩm tiểu thuyết văn vần, dừng lại ở mức độ ba mươi nhân vật. So sánh rộng hơn, có thể thấy loại tiểu thuyết quy mô vĩ đại như Tam quốc chí (văn học Trung Quốc), Chiến tranh và hòa bình (văn học Nga),… có thể đạt tới quy mô số lượng nhân vật vô cùng lớn. Tiểu thuyết văn vần ít có khoảng đất rộng rãi ấy của thể loại tự sự văn xuôi.
Nhưng khi so sánh với truyện cổ tích và các truyện Nôm khác, Truyện Kiều thuộc loại tác phẩm có số lượng nhân vật cao nhất. Bảng thống kê so sánh dưới đây cho phép chúng ta đi đến kết luận đó:
Sự lựa chọn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với một số lượng nhân vật khá lớn cho phép Nguyễn Du, trên cơ sở mối quan hệ phong phú giữa 30 nhân vật, có khả năng bao quát nhiều phương diện của cuộc sống xã hội. Tất nhiên, đơn thuần số lượng nhân vật không quyết định nội dung, phạm vi cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Giới hạn hoạt động, vị trí chức năng và sự phát triển tính cách của các nhân vật tổng hòa quyết định chủ đề tác phẩm, nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Nhưng số lượng nhân vật cũng là một yếu tố đóng góp vào nội dung tác phẩm nghệ thuật. Truyện cổ tích Thạch Sanh với số lượng khoảng trên 10 nhân vật và một giới hạn hoạt động rộng rãi (từ cây đa quận Cao Bình đến tận chốn đế kinh, từ cuộc chiến đầu chồng chằn tinh, chống đại bàng đến cuộc chiến đấu chống tên Lý Thông), đã mang nội dung phản ánh đấu tranh xã hội phong phú, sâu sắc hơn. Truyện Kiều, qua sự phản ánh vận mệnh nhân vật chính trong mối quan hệ với gần 30 nhân vật khác, đã trình bày được một vận mệnh đa dạng, phong phú, đụng chạm đến nhiều phương diện của cuộc sống dưới chế độ phong kiến.
Nhân vật trong Truyện Kiều là những con người xuất hiện từ nhiều chỗ đứng trong cuộc sống, thậm chí xuất hiện từ những bình diện rât đối lập của xã hội như:
Tiểu thư lầu hồng Anh hùng phản nghịch Nhà tu hành Thư sinh |
Kĩ nữ lầu xanh Tổng đốc trọng thần Bọn lưu manh Thương nhân,... |
Những loại nhân vật trên đây chủ yếu được sắp xếp theo hệ thống sau đây:
1. Hệ thống nhân vật chính diện bao gồm:
Những nạn nhân xã hội: Thuý Kiều, Kim Trọng, gia đình họ Vương, Đạm Tiên,...
Những lực lượng phù trợ: Từ Hải, Mã Kiều, Giác Duyên, Tam Hợp đạo cô, Thúc Sinh,...
2. Hệ thống nhân vật phản diện, những lực lượng hung bạo: sai nha, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Bạc Hạnh, Bạc Bà, Hồ Tôn Hiến,...
Từ hệ thống nhân vật trên đây, chúng ta có thể thấy rõ những nét đồng nhất và khác biệt giữa Truyện Kiều với truyện cổ tích, truyện Nôm.
Về các nhân vật thuộc giới hạn thứ nhất, những nạn nhân của xã hội trong Truyện Kiều chủ yếu xuất thân từ hàng ngũ phong kiến. Đây cũng là đặc điểm của khá nhiều truyện Nôm. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ như truyện Nôm Thạch Sanh với nguồn gốc cốt truyện dân gian, còn nhìn chung, nạn nhân chính đều có một xuất thân “Chẳng sân ngọc bội cũng phường kim môn”. Một vài trường hợp xuất thân hàn sĩ và phải đi hành khất chưa thể nói là những con người xuất hiện từ cuộc sống muối cát của biển cả hay ruộng đồng nơi thôn xóm. Tuy nhiên, họ đều sẽ trải qua cuộc sống của một số tầng lớp bị áp bức dưới xã hội phong kiến: kĩ nữ, nô tì, hành khất,... Cũng có trường hợp như Cúc Hoa (Phạm Công – Cúc Hoa) đã nuôi chồng ăn học bằng con thoi dệt lụa từ đôi tay lao động của bản thân.
Nhưng khi so sánh với đại bộ phận truyện cổ tích mà những nạn nhân chính xuất hiện từ những nguồn gốc đặc biệt như: thợ cày, mục đồng (Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tôi, Cây khế, Sọ Dừa), mò cua bắt ốc (Tấm Cám), tiều phu (Thạch Sanh), ngư dân (Chử Đồng Tử, Trương Chi),... thì ta thấy những nhân vật của thế giới cổ tích dân gian xuất thân và hoạt động trong một phạm vi giới hạn gắn bó với cuộc sống lao động dưới xã hội phong kiến. Trong văn học viết, phải đến Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) mới chính thức xuất hiện hình tượng người nông dân lao động, nhưng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không thuộc thể loại truyện, không phản ánh hình tượng người nông dân lao động trên cơ sở trình bày một vận mệnh hoàn chỉnh, một tính cách hoàn chỉnh.
Trong hệ thống nhân vật thuộc giới hạn phạm vi hoạt động thứ hai, có nhân vật Từ Hải, lực lượng phù trợ quyết định một bước ngoặt quan trọng trong vận mệnh Thuý Kiều. Từ Hải tiêu biểu cho một mẫu hình tượng anh hùng. Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội đã xuất hiện người anh hùng chinh phục thiên nhiên và anh hùng đấu tranh xã hội. Đấu tranh xã hội ở bình diện chống ngoại xâm xuất hiện người anh hùng dân tộc và đấu tranh xã hội ở bình diện giai cấp xuất hiện người anh hùng dân chủ. Từ Hải là con người bằng sức mạnh của lí tưởng (… Anh hùng tiếng đã gọi rằng, / Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha…), bằng sức mạnh của tài năng cá nhân (… Đường đường một đấng anh hào, / Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài...), bằng sức mạnh của quân đội hùng hậu (... Thừa cơ trúc chẻ ngói tan, / Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài...) đã giúp Thuý Kiều trả ơn báo oán, san phẳng bất bằng. Như đã phân tích ở những phần trên, ý nghĩa cơ bản của hình tượng Từ Hải không phải ở chỗ đã đem “Hoa quan chấp chới, hà y rỡ ràng” khoác lên nhan sắc khuynh thành của Thuý Kiều mà ở chỗ đã đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” lên địa vị phán xử những lực lượng thống trị hung bạo đã đày đọa nàng. Từ Hải ở đây đã đi vào quỹ đạo của những hình tượng nhân vật trong một số truyện cổ tích lịch sử như chàng Lía, Bố Cu, Quận He, Nam Cường,..., đã đi vào quỹ đạo của Lục Vân Tiên với lí tưởng: Thấy câu kiến nghĩa bất vi / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng, quỹ đạo của các anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thuỷ hử với phong cách sống:
Lộ kiến bất bình
Bạt đao tương trợ.
Trong một số truyện Nôm và truyện cổ tích, những nạn nhân đồng thời đóng vai trò chủ yếu quyết định sự biến chuyển của vận mệnh bản thân, đấu tranh với kẻ thù bằng sức mạnh, tài năng bản thân. Có thể kể đến nhân vật Thạch Sanh, nhân vật Thoại Khanh (Thoại Khanh – Châu Tuần) trong trường hợp này. Đấy là những nạn nhân tự cứu, những anh hùng với một ý nghĩa cụ thể của từ ngữ này. Tất nhiên, cuộc đấu tranh của họ cũng không thể thiếu sự tham gia của các lực lượng phù trợ. [...]
(Đặng Thanh Lê, “Truyện Kiều” và thể loại truyện Nôm,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, trang 156 – 161)
Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương
[...] Từ một số nguyên tắc cơ bản trên, chúng tôi nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương (khoảng năm mươi bài): từ cấu trúc biểu đạt, tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đầy sáng tạo. Các nghệ sĩ tài năng vừa tuân thủ thi pháp của thời đại mình, vừa vi phạm các quy tắc ấy và sáng tạo phong cách của riêng mình. Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ luật Đường mới, một thế giới đời thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lí tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác, cảm giác, bản năng, của say mê, một cái đẹp góc cạnh và vui tươi của sự vận động hối hả, căng thẳng với những nhịp thơ nhảy múa, những âm thanh vang động, những điệu Van-xơ (Valse) chóng mặt. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ chạm trổ; hòn đá biết cười, hang động biết nói, nước lạch hát ca; thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là ngày hội của bản năng, một phét-ti-van (festival) của cơ thể người phụ nữ, một đám rước dân gian náo nhiệt, ba-rốc (baroque), grô-te-xcơ (grotesque). Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương là thế giới vô vàn xcăng-đan (scandales), những cú huých, những thách thức.
Trước hết, tâm hồn người đọc bị lay động bởi những chuyên rung dữ dội của những câu thơ tập hợp thành một thế giới sống động: nó tung hoành, nhảy múa, gây chấn động lớn trên trời, dưới đất (Xiên ngang mặt đất... / Đâm toạc chân mây...; Một trái trăng thu chín mõm mòm / Nảy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom), trên núi dưới sông (Gió giật sườn non... / Sóng dồn mặt nước...). Thiên nhiên thì như vậy, con người thì “giơ tay”, “xoạc cẳng” – những cử chỉ mạnh mẽ, ráo riết, say mê: Người quen cảnh Phật chen chân xọc / Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm; Sáng banh không kẻ khua tang mít / Trưa trật nào ai móc kẽ rêu. Những động từ hoạt động trong thơ Hồ Xuân Hương giữ vị trí đầu não, vị trí “chúa tể”, nó là cột sống, hòn đá tảng của nhịp thơ; nó có khả năng gây biến động, gây tai biến, bất chợt và hùng hồ: gió thốc, sương gieo (Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc / Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo), nảy (Nảy vừng quế đỏ, nảy nét ngang), nhô (nhô đầu dọc), đạp xuống, đâm ngang, cọ mãi (với non sông), đấm (Chày kình, tiểu để suông, không đấm), nổi chìm (Bảy nổi ba chìm với nước non), húc (giậu thưa), chành ra, khép lại, hoặc Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi / Này của Xuân Hương đã quệt rồi. Các động từ gây cú sốc, những phá huỷ và những xây dựng kế tục nhau, là những nhịp mạnh hay linh hồn của thơ Hồ Xuân Hương. Các nhịp mạnh ấy liên kết với nhau, trong nhiều bài thơ, tạo nên thế giới của sự sống, của thiên nhiên năng động, cái tiêu huỷ và cái sinh thành. Nó diễn đạt cái biến đổi, cái vận động của nghệ thuật ba-rốc, sức trẻ và cái đẹp. Trong hai câu thơ đã dẫn, xọc và dòm là những âm thanh bất ngờ, xộc xệch, không ăn khớp, tạo nên một sự khấp khểnh, lạc lõng và có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái “bình thường” bị phá huỷ, từ cõi “từ bi” sang cõi “trần thể”. Nghĩa này được tạo nên bởi một âm ngắn gọn, bất chợt, “không chờ đợi”. Có thể nói như vậy với các động từ quệt (Mời trầu); đầm, khua, móc (Chùa Quán Sứ); thốc, cọ, giật, dồn,...
Thơ Hồ Xuân Hương là thơ hành động, không phải là thơ tâm tình, thơ trạng thái như thơ Bà Huyện Thanh Quan hay khúc ngâm Chinh phụ chẳng hạn.
Thơ Hồ Xuân Hương tràn trễ màu sắc; và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không, mà đỏ loét, xanh rì, lồi om, đỏ lòm lom, chín mõm mòm,... Ở đây, trạng từ giữ một chức năng quan trọng: nó đẩy màu sắc đến mức cực độ, tối đa, nó tạo ra trong văn bản cái không đồng chất, cái bất ngờ, nó gãy khúc. Nó có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái bình thường sang cái ẩn dụ - cơ thể người phụ nữ. Bằng một từ, có khi bằng một âm thanh, hoặc một nhịp điệu bất bình thường, nhà thơ nói cái này, song ý nghĩa của nó lại là cái khác: Bày đặt kìa ai khéo khéo “phòm”; phòm mở đầu các vần hom, dòm, khom, dom ở bên dưới, khiến người đọc “giật mình”, ngạc nhiên, nghĩ ngay tức khắc đến “cái động” khác “Động Hương Tích”.
Thơ Hồ Xuân Hương là một thế giới âm thanh rộn rã, náo động: “tiếng trống canh dồn”, tiếng “mõ khua”, chuột “rúc rích”, ong “vo ve”, quạt “phì phạch”, sóng vỗ “long bong”, “gió giật”, “gió lách cách”, rồi “lõm bõm”, “phập phòm”, tiếng tiêu, chũm chọe và “Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha”. Chỉ những tiếng động ấy – dù tách rời khỏi văn cảnh nhịp điệu trong mọi mối quan hệ của nó với câu thơ, bài thơ, đã nói lên sự sống đời thường của thế giới Hồ Xuân Hương, cái thế giới xung động, rung động và hành động không im, không tĩnh. Những âm thanh ấy xâm nhập lẫn nhau, cãi nhau, chí choé, cao thấp, nặng nhẹ, vô cùng ồn ào, và những lời than vãn đêm khuya, và những đối thoại tinh quái, mời mọc, trách Chiêu Hổ say tỉnh, tỉnh say - “Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?”, trách người tình dối như Cuội - “Nhớ hái cho xin nắm lá đa” và chỉ toan tính những sự “gùn ghè”; và lời chửi mắng “phường lòi tói”, “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng”. Và hãy nghe những tiếng động ban đêm. Những đêm khuya thanh vắng, vang động tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng thổn thức của người phụ nữ (Mõ thảm không khua mà cũng cốc, / Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om). Cốc và om (những tiếng dùng để cụ thể hoá các tình cảm “thảm” và “sầu”) là những âm thanh ngắn, cắt đứt đột ngột hai câu thơ nhịp dài. Sự liên kết đó (nhịp dài / nhịp ngắn cụt) mang ý nghĩa tâm trạng xót xa – cái bất chợt, cái lạ lùng. cái sửng sốt. Và tiếng gà gáy “văng vẳng”, sự điệp trùng này mới day dứt làm sao! Có ai như Hồ Xuân Hương nghe thấy lớp âm thanh thứ hai của đêm thanh vắng, từ xa đưa tới, từ mông lung, từ vô vọng và sâu thẳm của trái tim!
Hồ Xuân Hương là nhà thơ sử dụng ngôn ngữ đề sáng tác nhạc, là nghệ sĩ tạo hình. Bà còn là nhà điêu khắc, và cả nhà kiến trúc nữa – nhà kiến trúc của “lâu đài âm vang”. Không gian thơ Hồ Xuân Hương đầy ắp sự vật, mỗi sự vật một hình thù, mỗi bài thơ một công trình kiến trúc nghệ thuật. Thơ Hồ Xuân Hương rất nhiều dạng hình học: hình tròn, nhiều hình tròn: Vầng trăng khi khuyết lại khi “tròn”; Một “trái” trăng thu; đầu sư tròn trọc lốc; Kẻ lạ “bầu” tiên...; Đôi “gò” bồng đảo...; “Khối” tình cọ mãi với non sông; Mảnh tình một “khối” thiếp xin mang;... Hình ba góc: Chành ra “ba góc” da còn thiếu; hình méo, hình “khòm”: Giữa in chiếc bách khuôn còn “méo” / Ngoài khép đôi cung, cánh vân “khòm”; rồi “rộng”, “hẹp”, “ngắn”, “dài”, “sâu”, “nông”, “mỏng”, “dày”, và “xù xì”, và “tùm hum”, và “lam nham”, và “lún phún”,... Các hình thù kì lạ, đủ các cỡ ấy chuyển động, nó “uốn éo” (Ba chạc cây xanh hình uốn éo), nó “lom khom” (Con thuyền vô trạo cúi lom khom), “khom khom”, “ngửa ngửa”, “dọc”, “ngang” (...nhô đầu dọc / ...nảy nét ngang), “cúi”, “giang thẳng cánh”, “duỗi song song”. Các hình thù ấy động đậy, cựa mình, đâm lên, chọc xuống, tạo nên một không gian động trong một thời gian động. Nó thức tỉnh, khua động, gọi dậy sức sống, cái đẹp tiềm năng trong con người. Những từ bất thường, những vần gai góc dùng để chuyển đạt những ẩn dụ bản năng sự sống. Nói lái, một âm thanh không ăn khớp, một hình ảnh tượng trưng (lá đa, nguyệt, hoa rữa, miếng trầu hôi, giậu thưa, cái này (Chúa dấu vua yêu một cái này), cái quạt, cái xuân tình, gì bà cốt, chút tẻo tèo teo, động Hương Tích, hang Cắc Cớ, trái trăng thu, quả mít, giếng nước, lạch Đào Nguyên,...) là những kí hiệu di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ, vô cùng đa dạng, biểu đạt sức sống có tầm cỡ vũ trụ, cái vĩnh cửu. Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái bật cười thấm thía nỗi buồn, gây nên bởi cái xộc xệch, không ăn khớp, cái gập ghềnh,... là những đặc trưng phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Chất “đá” ở thơ Hồ Xuân Hương thật kì lạ: Đá Ông Chồng Bà Chồng, “tầng trên, thớt dưới”, “tuyết điểm, sương pha” phơi dưới ánh Mặt Trời và sáng trăng, xung quanh là sông núi. Hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ, những khối đá có hình chạm trổ, ngành nhánh vươn ra, lườn đá, những hình khối vững chắc, với nước, rất nhiều nước, sao lắm nước thế: Giọt nước hữu tình rơi thánh thót; Lách khe nước rỉ...; Sóng dồn mặt nước...; Một dòng nước biếc...; Một lạch Đào Nguyên...: Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo;... Cái chất “thuỷ” làm mềm dịu những kiến trúc đá trong thơ Hồ Xuân Hương.
Thật là không hợp lí việc tách rời các yếu tố màu sắc, âm thanh, hình thù, nhịp thơ, từ ngữ, ngữ pháp,... trong thơ: tất cả các yếu tố ấy vận hành liên kết với nhau thành hệ thống, thành một khối. Mỗi yếu tố không đơn lẻ, không đứng chơ vơ. Thơ Hồ Xuân Hương có những đá tảng có những lớp sóng lượn. Chính mâu thuẫn này tạo cho tập thơ sức năng động, cái đẹp dữ dội và khắc khoải. Cái cười Hồ Xuân Hương rộn rã và xót xa. Nhà thơ nữ yêu thích núi non, cảnh đêm thanh vắng, cái trắng trong, không vết gợn. Có thể thấy ở thơ Hồ Xuân Hương các mô típ sau đây: mô típ hang động, mô típ văng vẳng, mô típ trắng son, mô típ trăng khuya. [...]
(Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000, trang 70 – 76)