Lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 3: Quy trình trồng trọt sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Công nghệ 7.
Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 3: Quy trình trồng trọt
Video giải Công nghệ 7 Bài 3: Quy trình trồng trọt - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Các bước trồng cây: Xới đất, bón phân lót, trồng cây con, tưới nước, phun thuốc, thu hoạch.
I. Chuẩn bị đất trồng
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.1 ta thấy các công việc trong quy trình trồng trọt, cụ thể là: xới đất bằng máy, thu hoạch, trồng cây con, phun thuốc, bón phân lót, tưới nước.
Trả lời:
+ Xới đất bằng máy
+ Bón phân lót
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.2 ta thấy nguồn gây hại cho cây đến từ cây cỏ dại trong đất trồng và sinh vật khác.
Trả lời:
Nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt, vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng:
+ Cây cỏ dại trong đất trồng.
+ Sinh vật gây hại cho cây trồng trong đất.
=> Vụ mùa thất thu.
Câu hỏi 3 trang 14 Công nghệ lớp 7: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu?
Trả lời:
Các yêu cầu chuẩn bị đất:
+ Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng
+ Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
+ Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển).
II. Chuẩn bị giống cây trồng
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.3 ta thấy hai cây con trong đó cây b đang có sâu bám trên lá.
Trả lời:
Cây con b không nên chọn để trồng vì có mầm sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
+ Cắt tỉa cành, lá bị sâu bệnh
+ Sử dụng bả, vợt, bẫy để tiêu diệt các loại sâu bệnh.
+ Sử dụng thuốc hóa học hoặc chế phẩm sinh học trừ sâu.
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.4 ta thấy hình ảnh hạt lúa ở trạng thái bình thường và trạng thái đã mọc mầm
Trả lời:
Hạt lúa ở hình b có thể gieo trồng ngay vì đã mọc mầm, còn hình a chưa lên mầm.
III. Gieo trồng
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.5 ta thấy hai hình thức gieo trồng là gieo vãi và gieo vào hốc.
Trả lời:
+ Hình 3.5a: Gieo vãi
+ Hình 3.5b: Gieo vào hốc
IV. Chăm sóc cây
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.6 ta thấy 2 cây cà chua đều đã kết trái nhưng khác nhau về hình dáng, vị trí kết quả, …
Trả lời:
+ Cây ở hình 3.6a sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây ở Hình 3.6b.
+ Cùng một giống cây, cùng loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các cây trồng phát triển khác nhau như vậy là do cách chăm sóc cây khác nhau.
Câu hỏi 9 trang 18 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng?
Trả lời:
Cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng để bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây cụ thể:
+ Bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ cây mọc dày.Trồng dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
Trả lời:
Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường là:
+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học.
+ Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.
+ Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
V. Thu hoạch
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.7 ta thấy các phương pháp thu hoạch khác nhau là: hái, cắt, nhổ
Trả lời:
+ Hình 3.7a: hái
+ Hình 3.7b: cắt
+ Hình 3.7c: nhổ
Trả lời:
Vì đặc tính, đặc điểm của các loại cây trồng đó khác nhau
Luyện tập
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 3.8 ta thấy các công việc trong quy trình làm đất, bao gồm: hình a – lên luống, hình b – cày, hình c – bón phân, hình c – cắt cỏ
Trả lời:
1. Cày đất - b
2. Vệ sinh đồng ruộng - d
3. Lên luống - a
4. Bón phân - c
Vận dụng
Trả lời:
Kĩ thuật gieo trồng và thực hiện trồng cây lạc:
+ Đầu tiên là ngâm hạt giống vào nước để kích thích hạt nảy mầm.
+ Sau thời gian đủ để kích hạt nảy mầm. đưa hạt mầm gieo vào đất.
+ Theo thời gian, hạt mầm nảy phát triển thành 2 lá, rồi nhiều lá. Sau đó phát triển thành hoa và kết củ.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam
Bài 4: Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành