Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

2.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 12 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

Địa Lí lớp 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

1. Hướng dẫn đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

- Trục bên tay trái thể hiện yếu tố nhiệt độ. Đơn vị đo là 0C.

- Trục bên tay phải thể hiện yếu tố lượng mưa. Đơn vị đo là mm.

- Biểu đồ cột màu xanh thể hiện cho yếu tố lượng mưa trung bình tháng.

- Đường biểu diễn màu đỏ thể hiện yếu tố nhiệt độ trung bình tháng.

- Trục ngang thể hiện các tháng trong năm.

2. Nội dung thực hành

- Các đới khí hậu: Ma-ni-la (nhiệt đới), Xơ-un (ôn đới) và Tich-xi (hàn đới).

- Bảng nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm: Ma-ni-la, Xơ-un và Tich-xi.

 

Tich-xi

Xơ-un

Ma-ni-la

Về nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ tháng cao nhất 

8

26

28

Nhiệt độ tháng thấp nhất

- 30

- 2

22

Biên độ nhiệt năm

38

28

6

Nhiệt độ trung bình năm

12,8

13,3

25,4

Về lượng mưa (mm)

Lượng mưa tháng cao nhất 

50

390

440

Lượng mưa tháng thấp nhất

10

20

10

Lượng mưa trung bình năm

321

1373

2047

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

- Đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa của ba địa điểm

+ Ma-ni-la: Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và lượng mưa trung bình năm lớn nhưng tập trung chủ yếu vào mùa hạ.

+ Xơ-un: Nền nhiệt tương đối thấp, có tháng xuống dưới 00C, biên độ nhiệt năm lớn và lượng mưa trong năm khá cao nhưng có sự tương phản sâu sắc giữa hai mùa.

+ Tich-xi: Nền nhiệt độ thấp, có tháng nhiệt độ rất thấp, biên độ nhiệt năm lớn. Lương mưa trung bình năm thấp, tháng cao nhất chưa đến 100mm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

            

B. 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Câu 1. Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

B. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.

D. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/150, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Khoảng thời gian nào sau đây không thích hợp để đo nhiệt độ trong ngày?

A. 7 giờ.

B. 19 giờ.

C. 13 giờ.

D. 21 giờ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. sử dụng nhiều điện.

D. giảm thiểu chất thải.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của loại gió nào sau đây?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Tín phong.

C. Gió mùa.

D. Gió địa phương.

Lời giải

Đáp án C.

Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc với tính chất khô, lạnh đầu mùa và lạnh, ẩm vào cuối mùa; Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với tính chất nóng, ẩm.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

B. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.

C. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.

D. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/149, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao?

A. 3 đai áp cao.

B. 4 đai áp cao.

C. 2 đai áp cao.

D. 5 đai áp cao.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/144, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

A. ánh sáng từ Mặt Trời.

B. các hoạt động công nghiệp.

C. con người đốt nóng.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.

C. Cận nhiệt.

D. Hàn đới.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/151, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. hơi nước.

B. khí metan.

C. khí ôxi.

D. khí nitơ.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Thời điểm 13h, ngày 17/5/2020 nhiệt độ đo được ở chân núi phan-xi-păng (3143m) là 380C. Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi phan-xi-păng cùng thời điểm?

A. 20,10C.

B. 19,50C.

C. 18,90C.

D. 19,10C.

Lời giải

Đáp án D.

Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C, ta có: 

- Số độ giảm khi đi từ chân núi lên đỉnh núi là: (3143m x 0,6)/100 = 18,90C.

- Nhiệt độ thực ở đỉnh núi vào ngày 17/5/2020 là: 380C - 18,90C = 19,10C.

=> Thời điểm 13h chiều, nhiệt độ đo được ở chân núi phan-xi-păng (3143m) là 380C thì ở đỉnh núi cùng thời điểm là 19,10C.

Câu 12. Ngày 15/4/2021, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 200C, lúc 7 giờ được 230C lúc 13 giờ được 280C và lúc 19 giờ được 250C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 240C.

B. 230C.

C. 250C.

D. 220C.

Lời giải

Đáp án A.

- Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

- Áp dụng công thức, ta có nhiệt độ TB = (20 + 23 + 28 + 25) : 4 = 240C.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Lý thuyết Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Lý thuyết Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Lý thuyết Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Lý thuyết Bài 21: Biển và đại dương

Đánh giá

0

0 đánh giá