Sách bài tập Địa lí 6 Bài 18 (Kết nối tri thức): Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

2.9 K

Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Bài tập 1 trang 42 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1 (trang 43), em hãy cho biết:

- Trục bên trái thể hiện yếu tố nào, đơn vị đo của yếu tố đó.

- Trục bên phải thể hiện yếu tố nào, đơn vị đo của yếu tố đó.

- Thời điểm nhiệt độ cao nhất trong năm, thấp nhất trong năm.

- Thời điểm lượng mưa cao nhất trong năm, thấp nhất trong năm.

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Lời giải:

- Trục bên trái thể hiện yếu tố nhiệt độ, đơn vị đo là 0C.

- Trục bên phải thể hiện yếu tố lượng mưa, đơn vị đo là mm.

- Thời điểm nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 8, thấp nhất trong năm là tháng 1.

- Thời điểm lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 10, 11, thấp nhất trong năm là tháng 4.

Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Dựa vào biểu đồ dưới đây, nên sự khác biệt về nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng Pa-ri và Láng.

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Lời giải:

Trạm

Nhiệt độ

Lượng mưa

 

Pa-ri

- Nhiệt độ trung bình năm 11,30C.

- Có 6 tháng nhiệt độ dưới 100C.

- Không có tháng nào nhiệt độ trên 200C.

- Lượng mưa trung bình năm 637mm.

- Lượng mưa phân bố đều ở tất cả các tháng nhưng không có tháng nào trên 50mm.

 

 

Láng

- Nhiệt độ trung bình năm 23,80C.

- Nền nhiệt cao quanh năm, không có tháng nào dưới 160C.

- Có khoảng 9 tháng nhiệt độ trên 200C.

- Lượng mưa trung bình năm 1684mm.

- Có sự phân mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Có 5 tháng lượng mưa trên 150mm.

Lý thuyết Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

1. Hướng dẫn đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

- Trục bên tay trái thể hiện yếu tố nhiệt độ. Đơn vị đo là 0C.

- Trục bên tay phải thể hiện yếu tố lượng mưa. Đơn vị đo là mm.

- Biểu đồ cột màu xanh thể hiện cho yếu tố lượng mưa trung bình tháng.

- Đường biểu diễn màu đỏ thể hiện yếu tố nhiệt độ trung bình tháng.

- Trục ngang thể hiện các tháng trong năm.

2. Nội dung thực hành

- Các đới khí hậu: Ma-ni-la (nhiệt đới), Xơ-un (ôn đới) và Tich-xi (hàn đới).

- Bảng nhiệt độ, lượng mưa ba địa điểm: Ma-ni-la, Xơ-un và Tich-xi.

 

Tich-xi

Xơ-un

Ma-ni-la

Về nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ tháng cao nhất 

8

26

28

Nhiệt độ tháng thấp nhất

- 30

- 2

22

Biên độ nhiệt năm

38

28

6

Nhiệt độ trung bình năm

12,8

13,3

25,4

Về lượng mưa (mm)

Lượng mưa tháng cao nhất 

50

390

440

Lượng mưa tháng thấp nhất

10

20

10

Lượng mưa trung bình năm

321

1373

2047

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

- Đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa của ba địa điểm

+ Ma-ni-la: Nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và lượng mưa trung bình năm lớn nhưng tập trung chủ yếu vào mùa hạ.

+ Xơ-un: Nền nhiệt tương đối thấp, có tháng xuống dưới 00C, biên độ nhiệt năm lớn và lượng mưa trong năm khá cao nhưng có sự tương phản sâu sắc giữa hai mùa.

+ Tich-xi: Nền nhiệt độ thấp, có tháng nhiệt độ rất thấp, biên độ nhiệt năm lớn. Lương mưa trung bình năm thấp, tháng cao nhất chưa đến 100mm.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá