Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

2.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 12 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

Địa Lí lớp 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1. Nhiệt độ không khí

a) Nhiệt độ không khí và cách s dụng nhiệt kế

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

Đặc điểm: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m.

- Thời gian đo: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày (ở Việt Nam vào các thời điềm: 1, 7, 13, 19 giờ).

b) Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. 

- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

2. Mây và mưa 

a) Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

* Độ ẩm không khí

- Trong không khí có hơi nước.

- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.

- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.

- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc vơi khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ.

* Mây và mưa

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

 - Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.

- Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa | Kết nối tri thức

                         

B. 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Câu 1. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

A. chí tuyến.

B. ôn đới.

C. Xích đạo.

D. cận cực.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng

A. tăng.

B. không đổi.

C. giảm.

D. biến động.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.

B. tạo thành các đám mây.

C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.

D. diễn ra sự ngưng tụ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng.

B. ánh sáng từ Mặt Trời.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu vùng Xích đạo có mưa nhiều nhất trên thế giới là do

A. dòng biển nóng, áp cao chí tuyến.

B. nhiệt độ thấp, độ ẩm và đại dương.

C. nhiệt độ cao, áp thấp xích đạo.

D. áp thấp ôn đới, độ ẩm và dòng biển.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/149, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

A. 11 giờ trưa.

B. 14 giờ trưa.

C. 12 giờ trưa.

D. 13 giờ trưa.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

A. Ẩm kế.

B. Áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Vũ kế.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế.

C. Vũ kế.

D. Ẩm kế.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.

B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.

C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.

D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/146, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

A. sinh vật. 

B. biển và đại dương.

C. sông ngòi. 

D. ao, hồ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

A. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

B. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.

C. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.

D. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/149, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Giả sử có một ngày ở thành phố Y, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 260C.

B. 290C.

C. 270C.

D. 280C.

Lời giải

Đáp án D.

- Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

- Áp dụng công thức, ta có nhiệt độ TB = (17 + 26 + 37 + 32) : 4 = 280C.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Lý thuyết Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Lý thuyết Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Lý thuyết Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

 

Đánh giá

0

0 đánh giá