Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
A. Truyền bá Thiên Chúa giáo.
B. Sử dụng người Hồi giáo cai trị.
C. Truyền bá Hin-đu giáo.
D. Thay Thiên Chúa giáo bằng Phật giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Một trong những biểu hiện về sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ XVI - XIX là: truyền bá Thiên Chúa giáo.
Câu 2 trang 9 SBT Lịch Sử 8: Quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Hà Lan xâm chiếm và cai trị là
A. Phi-lip-pin.
B. Ma-lai-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Mi-an-ma.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Hà Lan xâm chiếm và cai trị là In-đô-nê-xi-a.
A. Hà Lan.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Đức.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm chiếm và cai trị
A. hạn chế được ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo.
B. đưa tới sự thành lập nhiều quốc gia độc lập.
C. buộc thế lực đô hộ phải trao quyền tự trị.
D. bị đàn áp bằng vũ lực và thất bại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây
A. Xuất hiện giai cấp địa chủ.
B. Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
C. Xuất hiện thêm giai cấp địa chủ và tư sản
D. Tầng lớp quý tộc mới chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á đã xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
Lĩnh vực |
Một số nét chính |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Văn hoá |
|
Xã hội |
|
Lời giải:
Lĩnh vực |
Một số nét chính |
Chính trị |
- Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. - Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đó các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân. |
Kinh tế |
- Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên nhiên liệu giá rẻ cho các nước này. - Tư bản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền. - Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng.... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa. |
Văn hoá |
- Văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới. Thiên Chúa giáo được tạo điều kiện phát triển và dần trở thành tôn giáo phổ biến. - Nhiều phong tục và tư tưởng lạc hậu của người bản địa vẫn được duy trì để thực dân dễ cai trị. |
Xã hội |
- Xã hội các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa: + Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) tiếp tục tồn tại nhưng bị phân hoá; + Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. |
Câu 7 trang 10 SBT Lịch Sử 8: Quan sát lược đồ sau và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết các nước thực dân phương Tây đã phân chia thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á như thế nào.
b) Cho biết thực dân phương Tây nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực Đông Nam Á.
c) Tóm tắt cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á theo mẫu sau:
Lời giải:
♦a)
- Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin vào thập niên 70 của thế kỉ XVI. Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.
- Hà Lan xâm chiếm lãnh thổ In-đô-nê-xi-a từ đầu thế kỉ XVII.
- Đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh cũng loại bỏ các đối thủ khác để chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) làm thuộc địa.
- Cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
♦b) Pháp là thực dân có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực Đông Nam Á, sau khi lần lượt xâm chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào.
♦c)
Tên quốc gia |
Thời gian |
Hình thức đấu tranh |
Kết quả |
In-đô-nê-xi-a |
Thế kỉ XVII - XIX |
Đấu tranh vũ trang |
Thất bại |
Phi-líp-pin |
Thế kỉ XVI - XIX |
Đấu tranh vũ trang |
Thất bại |
Miến Điện |
Thế kỉ XIX |
Đấu tranh vũ trang |
Thất bại |
Việt Nam, Lào, Campuchia |
Nửa sau thế kỉ XIX |
Đấu tranh vũ trang |
Thất bại |
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,… thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
I. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếp đó là Hà Lan, Anh, Pháp,... lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
+ Về thương mại: các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công ty thương mại, lập thương điểm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.
+ Về tôn giáo: theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hoá của các nước Đông Nam Á.
+ Về ngoại giao: chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kết hiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩ được hoạt động.
+ Về quân sự: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược, trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào.
II. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á
* Về chính trị
- Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đó các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân.
* Về kinh tế
- Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, là nơi cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ cho các nước này.
- Tư bản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền.
- Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa.
* Về văn hoá
- Văn hoá phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới.
* Về xã hội
- Xã hội các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa.
- Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời, số lượng ngày càng tăng như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
III. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
- Nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
- Tại In-đô-nê-xi-a, vào thế kỉ XVII, Tơ-ru-nô Giô-giỗ kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tai dão Gia-va.
- Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII).
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương) chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp, dập tắt bằng vũ lực.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Chênh lệch về lực lượng với quân đội của thực dân phương Tây.